Yên Bái, quy hoạch văn hóa, thể thao và du lịch hướng tới sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững
30/11/2021 | 15:03
Nằm ở trung tâm khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Yên Bái là trung điểm của tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai kết nối tới vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng duyên hải Bắc Bộ; là điểm giữa của tuyến đường sắt liên vận trên hành lang giao thương kinh tế quốc tế kết nối các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh qua Côn Minh, Trung Quốc đến các nước Đông Bắc Á, Châu Âu và các nước ASEAN; giữ vai trò bản lề mở ra tiểu vùng kinh tế – du lịch trọng điểm Tây Bắc phía hữu ngạn sông Hồng và Đông Bắc phía tả ngạn sông Hồng.
Mặc dầu vậy, cho đến nay Yên Bái vẫn là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc thuộc diện nghèo. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên khoảng 6.900 km2.; phía Đông Bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai; dân số trên 800 nghìn người với hơn 30 dân tộc anh em quần cư trên địa bàn của 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu; thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái.
Để Yên Bái chuyển mình đúng hướng, ngày 17/09/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1421/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Qui hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thực hiện Quyết định này, tỉnh đã tiến hành công tác triển khai lập Qui hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 15/06/2021 của UBND tỉnh và tổ chức lập Qui hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Văn bản số 2530/UBND-TKTH ngày 02/08/2021 của UBND tỉnh Yên Bái.
Một trong những nội dung quan trọng được tích hợp vào Quy hoạch chung của tỉnh đó là Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về du lịch, Đảng bộ, chính quyền và nhân tỉnh Yên Bái đã xác định rõ mục tiêu tập trung đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, xây dựng, hình thành và phát triển 04 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh bao gồm: Vùng du lịch hồ thác Bà và dọc sông Chảy (Huyện Yên Bình và Lục Yên); Vùng du lịch thành phố Yên Bái và phụ cận (TP. Yên bái và phía Nam huyện Trấn Yên); Vùng du lịch miền Tây (TX. Nghĩa Lộ và các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải); Vùng du lịch huyện Văn Yên và phía Bắc huyện Trấn Yên.
Một số địa điểm, khu vực trên địa bàn tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn to lớn được tỉnh định hướng để đầu tư, phát triển, dự kiến trở thành khu du lịch quốc gia (KDLQG) như: di tích danh lam, thắng cảnh quốc gia hồ Thác Bà huyện Yên Bình và di tích danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải; khu du lịch cấp tỉnh (KDLCT) như: Suối Giàng huyện Văn Chấn; Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ; huyện Văn Yên; huyện Trạm Tấu và các điểm du lịch (ĐDL) hấp dẫn của tỉnh như: thành phố Yên Bái; huyện Trấn Yên, huyện Lục Yên và huyện Văn Chấn. Với mục tiêu tăng trưởng “Xanh, Sạch và Bền vững”, du lịch Yên Bái hướng tới mục tiêu quy hoạch và phát triển các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch là tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như: du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng; du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống; du lịch trải nghiệm làng nghề và du lịch thể thao, mạo hiểm… đã được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao, như: hồ Thác Bà; ruộng bậc thang Mù Cang Chải; chè tuyết san cổ thụ Suối Giàng; dù bay, dù lượn đèo Khau Phạ; lễ hội văn hóa Mường Lò; leo núi Tà Xùa và Tà Chì Nhù…
Về văn hóa, thể thao, tỉnh định hướng phát triển các thiết chế văn hóa, gia đình, xã hội, thể dục và thể thao theo định hướng quy hoạch nâng cấp, phát triển thành phố Yên Bái từ đô thị loại III lên đô thị loại II miền núi; thị xã Nghĩa Lộ từ loại IV lên loại III miền núi; các huyện thị khác lên loại IV miền núi.
Các phong trào như: Toàn dân đoàn kết thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới; Toàn dân tham gia giữ gìn, bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh, an toàn và trật tự xã hội; Toàn dân tham gia tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe, học tập và làm theo lời Bác; giáo dục thể chất cho các em học sinh, sinh viên trong các trường học … được phát động tổ chức và triển khai mạnh mẽ thành các hoạt động phong trào quần chúng rộng khắp trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống đền đài, miếu mạo, các di tích lịch sử, văn hóa, thư viện, sân vận động, nhà văn hóa… được duy tu, bảo tồn, các lễ hội dân gian, văn hóa, truyền thống được khôi phục lại nhằm khích lệ, động viên và nâng cao đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Mặc dù là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng Yên Bái vẫn duy trì và tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chuyên nghiệp, các đội thể dục, thể thao thành tích cao thế mạnh của tỉnh dành nhiều huân, huy chương tại các giải thi đấu trong và ngoài nước.
Đặc biệt, một số hoạt động văn hóa, thể thục, thể thao, nhất là các lễ hội văn hóa và các loại hình thể thao mạo hiểm đã được nâng tầm lên thành thương hiệu, góp phần đáng kể vào việc quảng bá, thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái như: lễ hội xòe thái Mường Lò thị xã Nghĩa Lộ[1], lễ hội về miền đất ngọc Lục Yên, lễ hội đua thuyền nan trên hồ Thác Bà, lễ hội đền mẫu Thác Bà, lễ hội Mẫu thượng ngàn ở Văn Yên, lễ hội dù bay, dù lượn với chủ đề “Bay trên mùa vàng” hay “Bay trên mùa nước đổ” trên đèo Khau Phạ…
Việc tích hợp quy hoạch văn hóa, thể thao và du lịch vào Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một cơ hội lớn, mở ra định hướng để khai thác và huy động các nguồn lực sẵn có cho sự phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch nói riêng và kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái nói chung trong thời gian tới.
Nguyễn Văn Gia – Chuyên gia nghiên cứu phát triển điểm đến du lịch
[1] Đề án công nhận các giá trị nghệ thuật Xòe của người Thái là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đang được trình lên UNESCO xem xét, phê duyệt.
Bài viết liên quan
Khai giảng các lớp bồi dưỡng tháng 12 năm 2024
Chiều ngày 10/12/2024, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lễ Khai giảng các lớp Bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương – DN56; lớp Bồi dưỡng đối với công chức ngạch Chuyên viên chính và tương đương – lớp LV15; lớp Bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương – Lớp LV4 theo hình thức trực tuyến.
Khai giảng Lớp tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện Thể dục, Thể hình – Fitness năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh
Ngày 9/12/2024, Trường Cán bộ quản lý VHTTDL phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Khai giảng Lớp tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện Thể dục, Thể hình – Fitness năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh
Tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức Hội nhập quốc tế tại Bắc Kinh, Trung Quốc
Nhận lời mời của Ban lãnh đạo Học viện Cán bộ quản lý Văn hóa và Du lịch Trung ương, Trung Quốc, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ VHTTDL Việt Nam, từ ngày 23 đến 29/11/2024, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý Văn hóa và Du lịch Trung ương tổ chức lớp Bồi dưỡng kiến thức Hội nhập quốc tế tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Khai giảng Lớp Bồi dưỡng chuyên môn Huấn luyện viên và Trọng tài môn Vũ Đạo Thể thao giải trí năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh
Ngày 23/11/2024, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức Khai giảng Lớp Bồi dưỡng chuyên môn Huấn luyện viên và Trọng tài môn Vũ Đạo Thể thao giải trí năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh, theo hình thức trực tuyến.
Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch – 47 năm vững bước phát triển
Sáng 19/11, tại Hà Nội, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982-2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.