VỀ NƠI MIỀN BIÊN ẢI

11/11/2020 | 4:01

Điện Biên Phủ là vùng đất địa linh nhân kiệt với những tên đất, tên người, mỗi khi nhắc đến, lòng ta bỗng xao xuyến như có sự vẫy chào, mời gọi. Người dân xứ này tự hào với cánh đồng Mường Thanh, Sông Nậm Rốn, Suối khoáng nóng Hua Pe, bản Mển, Bản Ten… thuộc huyện Điện Biên cùng nhiều di tích lịch sử như: Thành Bản Phủ, Đền thờ Hoàng Công Chất, quần thể khu di tích chiến trường Điện Biên Phủ: Đồi A1, Nghĩa trang liệt sỹ A1, Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát, Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Cầu sắt Mường Thanh (cầu “Prenley”)…

Đây là lần thứ 2 tôi vinh dự được đặt chân đến vùng biên cương xa xôi của Tổ quốc, cái nóng hơn 40 độ C kèm theo từng đợt gió lào như xé ngang mặt cũng không làm cho tôi mất đi vẻ hào hứng khi có dịp quay trở lại chính mảnh đất này thêm 1 lần nữa. Làm sao quên được 66 năm trước, nơi đây đã từng diễn ra trận đánh  “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Làm sao quên được hình ảnh cánh đồng Mường Thanh chạy dọc theo bờ sông Nậm Rốn như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình có núi trùng điệp, có sông uốn lượn bao quanh đẹp đến mê đắm lòng người. Và sẽ thật thiếu sót khi tới Điện Biên mà không một lần ghé thăm Thành Bản Phủ, bởi đây là di tích lịch sử cấp quốc gia được nhà nước xếp hạng 1981.

Thành Bản Phủ nằm ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 9 km được xây dựng từ năm 1758 đến năm 1762. Thành rộng 80 mẫu, có 5 cạnh không đều nhau. Tường thành đắp bằng đất cao 5m, mặt thành rộng 4 – 6m. Thành có 4 cổng được chia ra hai khu riêng biệt: Thành nội là nơi ở của thủ lĩnh Hoàng Công Chất và các tướng lĩnh; Thành ngoại là khu binh lính đóng quân, các trại lính, khu quân lương, kho vũ khí, tàu ngựa, chuồng voi… Ngoài thành, khắp bốn phía đều được trồng một giống tre gai ngà dày đặc làm phên dậu che chắn cho toàn thành… Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, đến nay, tuy vẫn giữ được dấu tích của thành cổ nhưng đã không còn nguyên trạng.

Hiện nay, khu vực bên trong thành có nhiều công trình như Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) đển thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân – là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương được dựng lên bằng gỗ lim ghi lại công lao to lớn cửa người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ, bảo vệ vững chắc vùng biên cương của Tổ quốc. Không những thế trong thời gian ở Mường Thanh còn góp phần tránh được nạn xâm lăng của người Miến vào những năm 1753 – 1765 đô hộ toàn bộ vương quốc Luông Pha Băng và uy hiếp an ninh của vài nước xung quanh trên bán đảo Đông Dương.

Đền thờ người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất 

Khuôn viên thành còn có nhà sàn văn hóa thiết kế theo lối kiến trúc của dân tộc Thái, hai bên tường thành là ao sen, sân bãi rộng phục vụ cho các hoạt động văn hóa, lễ hội. Cạnh đền thờ có cây cổ thụ sừng sững được người dân nơi đây gọi là cây đại đoàn kết (được trồng bởi ba cây đa, si, đề chung một gốc), theo tương truyền cây này được trồng bởi thủ lĩnh Hoàng Công Chất. Khi ngước mắt nhìn lên cây cổ thụ quan sát, sẽ thấy có 1 cành cây to bị gãy, trơ trọi, mục nát để lại 1 khoảng trống trước sân đền. Người dân nơi đây kể rằng, không hiểu tại sao cứ mỗi lần có 1 cành cây nào đó mọc và vươn ra trước chính điện của đền thờ, ngay lập tức bị sét đánh gãy, mặc cho những cành cây xung quanh cho dù to bao nhiêu và vươn xa ra tận đâu cũng không hề hấn gì.

Cây cổ thụ được trồng bởi 3 cây cây đa, si, đề chung một gốc bên cạnh đền thờ

Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, trước những tấn công của các thế lực thù địch trên nhiều phương diện, nhiều hình thức, việc giữ vững độc lập chủ quyền, bảo vệ từng tấc đất trên mọi miền tổ quốc là một nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng. Với tỉnh Điện Biên, một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc hơn 455 km nên nơi đây được coi là ‘phên giậu’ của quốc gia. “Phên giậu” có vững thì đất nước mới ổn định để phát triển. Để tăng cường đảm bảo an ninh khu vực Biên giới, năm 2010, Bộ tư lệnh CSCĐ (Bộ Công an) đã thành lập Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc với chức năng, nhiệm vụ thường xuyên luyện tập, sẵn sàng chiến đấu cao, cơ động nhanh để ngăn chăn, trấn áp kịp thời các vụ gây rối, các cuộc biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn chính trị… Mặc dù là đơn vị mới thành lập, điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn song cán bộ chiến sỹ của Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc luôn đoàn kết, thống nhất, vừa xây dựng đơn vị, vừa phối hợp với công an các đơn vị địa phương và các lực lượng khác trên địa bàn đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần gìn giữ và bảo vệ sự bình yên nơi vùng biên cương của tổ quốc.

Nếu có dịp hãy đến với Điện Biên vào những ngày hè đáng ghi nhớ này để cảm nhận một vùng đất đang trăn trở, sinh sôi. Tận mắt chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mới lạ và hiểu thêm về con người nơi đây đang ngày đêm miệt mài, xây dựng, bảo vệ sự bình yên của tổ quốc nơi miền biên ải đầy nắng và gió này, để từ đó càng thêm trân quý quê hương đất nước, con người Việt Nam.

Phan Thanh Khôi

Bài viết liên quan

Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam nhìn từ Thụy Sỹ: Chú trọng ba vấn đề

VHO – Chính phủ Thụy Sỹ vừa công bố tài trợ hơn 100 tỉ đồng cho Việt Nam nhằm hỗ trợ các tỉnh Hà Giang, Quảng Nam và Đồng Tháp phát triển du lịch bền vững giai đoạn 2024-2027. Đây là cơ hội quý báu để ngành du lịch Việt Nam học hỏi và phát triển.

Xem thêm

Việt Nam hợp tác du lịch chặt chẽ với các quốc gia ASEAN+3

Ngày 11/7/2024, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu đã tham dự Hội nghị trực tuyến Cơ quan Du lịch quốc gia ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 45. Malaysia và Hàn Quốc là đồng Chủ tịch Hội nghị.

Xem thêm

Đoàn Thanh niên Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phát động phong trào “Thanh niên du lịch hành động Xanh” giai đoạn 2024 – 2025

Nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị góp phần bảo đảm sự ổn định, phát triển bền vững của cơ quan và của ngành du lịch, đồng thời phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ thông qua các phong trào thanh niên, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phát động phong trào “Thanh niên du lịch hành động Xanh” giai đoạn 2024 – 2025.

Xem thêm

Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

Vào hồi 17h40 ngày 16/9/2023 giờ địa phương (tức 21h40 ngày 16/9/2023 giờ Việt Nam) tại Thủ đô Riyadh, nước Cộng hoà Ả rập Xê út, Uỷ ban Di sản Thế giới UNESCO đã chính thức gõ búa công nhận Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Xem thêm

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Du lịch là cầu nối gắn kết giữa truyền thống với hiện đại, giữa các dân tộc, các nền văn hóa

Theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng, du lịch phát triển góp phần tạo nguồn thu cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, ngược lại các di sản văn hoá, tài nguyên văn hoá được bảo tồn sẽ tạo nên nét riêng có, hấp dẫn du khách của mỗi quốc gia.

Xem thêm