Khám phá “Hành trình theo dấu chân Bác Hồ” qua tem và bưu ảnh

05/07/2023 | 11:05

Sáng 21/6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức Triển lãm “Hành trình theo dấu chân Bác Hồ” qua sưu tập tem và bưu ảnh.

Triển lãm là hoạt động thiết thực kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890-19/05/2023); 112 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/06/1911-05/06/2023); 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/06/1948-11/06/2023) và 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925-21/06/2023).

Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng cùng các đại biểu tham quan Triển lãm

Dự Triển lãm có ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ VHTTDL, cùng đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển lãm “Hành trình theo dấu chân Bác Hồ qua sưu tập tem và bưu ảnh” nhằm tái hiện những dấu son lịch sử trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc Việt Nam và tiến trình phát triển của nhân loại. Sự nghiệp vĩ đại ấy của Người được tái hiện lại bằng một hình thức đặc biệt qua 6 phần triển lãm sưu tập tem, bưu ảnh của Việt Nam và quốc tế là: Quyết tâm tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc; Tham gia phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lãnh đạo cuộc kháng chiến, kiến quốc thắng lợi; Lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Các đại biểu tham quan Triển lãm

Triển lãm “Hành trình theo dấu chân Bác Hồ qua sưu tập tem và bưu ảnh” là một bộ sưu tập tem bưu chính đồ sộ, sắp xếp công phu theo các chuyên đề tổng hợp, đa dạng, bao gồm nhiều mẫu tem về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Việt Nam và các nước phát hành, những phong bì thư thực gửi từ những năm đầu thế kỷ 20.

Ngoài ra, còn có bưu ảnh thành phố của các nước trên thế giới mà Bác Hồ đã sống, làm việc hoặc đi qua; mẫu tem về những nhân vật lịch sử nổi tiếng trong nước và quốc tế mà Bác Hồ đã cùng hoạt động cách mạng, từng gặp gỡ.

Bộ sưu tập này cũng điểm lại những mẫu tem chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ngành bưu điện đã phát hành. Nội dung, hình thức của triển lãm làm phong phú thêm các hình thức học tập, nghiên cứu và tuyên truyền sâu rộng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng trực quan sinh động, mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Một số hình ảnh tại Triển lãm

Tại triển lãm, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng: “Hoạt động rất ý nghĩa không những giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con đường tìm đường cứu nước của Bác, quan trọng nữa là thông qua các hoạt động rất hay, hấp dẫn, sáng tạo. Tôi đánh giá cao triển lãm ảnh triển lãm nhân dịp ngày sinh của Bác và Ngày báo chí cách mạng Việt Nam thì lại càng có ý nghĩa”.

Thông qua triển lãm này, nhân dân Việt Nam, bạn bè quốc tế sẽ thêm hiểu biết lịch sử cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Từ đó mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là cán bộ đảng viên, thế hệ trẻ càng tự hào về đất nước, về người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh, tạo nên sức lan tỏa tinh thần rộng lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Triển lãm được trưng bày tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 135 Nguyễn Phong Sắc, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội./.

Theo Bvhttdl

https://bvhttdl.gov.vn/kham-pha-hanh-trinh-theo-dau-chan-bac-ho-qua-tem-va-buu-anh-20230621191740241.htm

Bài viết liên quan

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển toàn diện trong công cuộc đổi mới hiện nay

Ngay từ giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có cái nhìn khoa học và hiện đại về phát triển xã hội, trong đó có những vấn đề mà nhiều lý thuyết phát triển ngày nay đang đặt ra như phát triển toàn diện, phát triển bền vững, phát triển nhân văn. Những vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và xã hội, vật chất và tinh thần… đã được Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc trong quan niệm và thể hiện sinh động trong thực tiễn Người lãnh đạo xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Xem thêm

Hội nghị giới thiệu, tuyên truyền giá trị tác phẩm của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng ngày 16/05/2023, Đảng ủy Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức Hội nghị giới thiệu, tuyên truyền giá trị tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Toàn thể đảng viên, viên chức và người lao động Nhà trường tham dự.

Xem thêm

Hội nghị sơ kết việc thực hiện “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 – 2023

Thực hiện Hướng dẫn số 59-HD/ĐU ngày 3/4/2023 của Đảng ủy Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sơ kết thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 – 2023. Sáng ngày 16/05/2023, Đảng ủy Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 – 2023.

Xem thêm

Xây dựng phong cách làm việc dân chủ cho đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, khâu “then chốt” trong công tác xây dựng Đảng. Người thường xuyên căn dặn cán bộ phải rèn luyện phương pháp, tác phong công tác, trong đó phong cách làm việc dân chủ được Người đặc biệt coi trọng. Trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp tục vận dụng sáng tạo, hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ rất cần thiết, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng.
Xây dựng phong cách làm việc dân chủ cho đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh – Ảnh 1.

Xem thêm

Cán bộ, đảng viên thực hiện việc nghiêm khắc với chính mình theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Với quan niệm, “Cán bộ là tướng của đoàn thể”, “là gốc của mọi công việc”; “là nhịp cầu nối liền giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân”, “là sợi dây chuyền của bộ máy”, “là tiền vốn của đoàn thể”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên một cách toàn diện về bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và phong cách công tác. Chăm lo giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng viên về ý thức tự giác tu dưỡng rèn luyện bản thân, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi người phải thực hiện nghiêm khắc với chính mình.

Xem thêm