Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác Xuất bản, In và Phát hành năm 2025

23/04/2025 | 8:46

Chiều 22/4, Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác Xuất bản, In và Phát hành xuất bản phẩm năm 2025” tại TP.Hồ Chí Minh.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành đã khái quát tình hình hoạt động của Ngành trong năm 2024. Tính đến hết ngày 31.12.2024, cả nước có 57 nhà xuất bản thuộc 53 cơ quan chủ quản. Tổng số xuất bản phẩm là 51.443 xuất bản phẩm với 597.182.861 bản (tăng 37,2% về xuất bản phẩm và tăng 11,3% về bản/lượt truy cập. Tổng doanh thu toàn ngành đạt 4.528,249 tỉ đồng (tăng 10,3%); nộp ngân sách 212,198 tỉ đồng (giảm 44,67%); lợi nhuận (sau thuế) đạt 507,470 tỉ đồng (tăng 11,41%). Trong đó có 5 nhà xuất bản có doanh thu đạt trên 100 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành khái quát tình hình hoạt động của Ngành trong năm 2024

Vượt qua khó khăn, hoạt động toàn ngành tiếp tục duy trì và phát triển ổn định. Các chỉ số năng lực hoạt động của các nhà xuất bản đều tăng đưa tỷ lệ sản xuất sách/người đạt 5,9 bản/người/năm, tiệm cận mức cao năm 2022.Đặc biệt doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các nhà xuất bản tăng tương đối cao (cao nhất trong 03 năm trở lại đây, đạt 10,3%), góp phần củng cố, tạo thêm nguồn lực để nhà xuất bản duy trì hoạt động và tiếp tục phát triển. Nội dung các xuất bản phẩm ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của đông đảo bạn đọc. Đặc biệt trong năm 2024, nhiều xuất bản phẩm có giá trị được xuất bản để phục vụ những sự kiện quan trọng của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đại diện ngành xuất bản cũng chỉ ra những hạn chế, tồn đọng trong thời gian qua. Đó là, nguồn nhân lực tại các nhà xuất bản tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thiếu bước phát triển đột phá, đặc biệt trong việc thu hút, đào tạo nguồn nhân lực trẻ có chất lượng, trình độ về công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Tình trạng thiếu hụt chức danh lãnh đạo tại một số nhà xuất bản chậm được khắc phục, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà xuất bản nói chung và quản lý nội dung xuất bản phẩm nói riêng. Chuyển đổi số nhưng chưa đi vào chiều sâu, trở thành động lực phát triển. Thị trường sách điện tử – thị trường giàu tiềm năng vẫn ở giai đoạn “khởi động”; qui mô chỉ đạt khoảng 112 tỉ, chỉ chiếm 2,6% tổng doanh thu toàn ngành, và có dấu hiệu chững lại. Liên kết và kinh tế xuất bản vẫn là bài toán đầy thách thức với các nhà xuất bản. Số lượng các nhà xuất bản có doanh thu trên 10 tỉ dừng lại ở mức dưới 50%…

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến phát biểu cũng đã chỉ ra những khó khăn, phân tích các nguyên nhân, hạn chế của ngành xuất bản trong năm 2024, đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 2025, trong đó nhấn mạnh các cơ quan quản lý cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực xuất bản, phát hành.

Toàn cảnh Hội nghị

Chia sẻ tại Hội nghị, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, công tác chuyển đổi số trong quản lý nước nhà nước về xuất bản, in và phát hành tại Hà Nội hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc số hóa hồ sơ TTHC đầu vào còn khó khăn do công tác tổ chức tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đang trong quá trình hoàn thiện…

Để thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước về xuất bản, in và phát hành một cách đồng bộ và toàn diện, nâng cao hiệu quả quản lý, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề xuất cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản, in, phát hành; quy định về chuẩn hóa dữ liệu, chia sẻ thông tin, bảo mật trên môi trường số.

Nhằm tăng cường bảo vệ bản quyền trong ngành xuất bản về tình trạng sách giả, sách lậu, lừa đảo bán sách diễn ra trong một thời gian dài nhưng chưa được xử lý triệt để. Giám đốc Công ty Cổ phần Sách Alpha đề xuất Nhà nước cần thực thi mạnh mẽ hơn nữa, tăng mức chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm bản quyền, bán sách lậu, sách giả. Bên cạnh đó, khi sách số phát triển ngày càng mạnh mẽ, nhà nước cần có cơ chế thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ tham gia vào tiến trình rà soát, cảnh báo, ngăn chặn các hành vi vi phạm bản quyền trên môi trường số.

Ngoài ra, còn một số các bài tham luận như: Thực trạng và kiến nghị về phát triển văn hoá đọc và sự xâm hại bản quyền sách hiện nay; Xây dựng mô hình, bộ máy nhà xuất bản theo hướng tinh gọn phù hợp với yêu cầu tự chủ tài chính và chuyển đổi số; Tái cấu trúc mạng lưới phát hành xuất bản phẩm theo hướng tinh gọn, hiệu quả, thích ứng với thị trường trực tuyến;…

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành nhấn mạnh, toàn ngành cần tiếp tục nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa nhằm phát huy kết quả đã đạt được năm 2024. Đồng thời nghiêm túc nhìn nhận, rút kinh nghiệm và nhanh chóng khắc phục những tồn tại, hạn chế để tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đưa ngành Xuất bản phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới của đất nước. Bên cạnh đó, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong bối cảnh hiện nay chính là quan tâm, hỗ trợ, đầu tư cho NXB trong việc thực hiện chuyển đổi số; tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ để góp phần đưa ngành xuất bản phát triển thành ngành kinh tế, công nghệ hiện đại, trước hết là đầu tư hạ tầng, kỹ thuật để ứng dụng công nghệ thông tin, đưa xuất bản điện tử thành mũi nhọn và động lực phát triển.

BH

Bài viết liên quan

Hội thảo khoa học quốc gia “100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chiều 30/5/2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc (21/6/1925 – 21/6/2025)”.

Xem thêm

Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức Lớp tập huấn công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh Bắc Kạn

Từ ngày 14/5/2025 đến ngày 16/5/2025, tại tỉnh Bắc Kạn, lớp Tập huấn về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đã được tổ chức thành công.

Xem thêm

Thẩm định, nghiệm thu cấp Bộ Tài liệu “Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng tổ chức và quản lý lễ hội”

Sáng ngày 16/04/2025, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức thẩm định và nghiệm thu bộ tài liệu “Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tổ chức và quản lý lễ hội” dành cho công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và viên chức chuyên môn, nghiệp vụ các đơn vị liên quan thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Xem thêm

Thẩm định, nghiệm thu cấp Bộ Tài liệu “Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng xử đối với người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn”

Sáng ngày 16/04/2025, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức thẩm định và nghiệm thu bộ tài liệu “Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng xử đối với người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn” dành cho Lãnh đạo, quản lý và viên chức chuyên môn, nghiệp vụ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn của các cơ quan, đơn vị nghệ thuật trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nhà hát thuộc các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch.

Xem thêm

Điều tra, khảo sát đề tài KHCN cấp Bộ năm 2025 – 2026 tại TP. Cần Thơ và tỉnh Bạc Liêu

Từ ngày 08/4/2025 – 12/4/2025, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức Đoàn khảo sát, điều tra trong khuôn khổ đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2025 – 2026 tại thành phố Cần thơ và tỉnh Bạc Liêu. Đoàn công tác do TS. Phạm Quế Anh – Hiệu trưởng Nhà trường làm trưởng đoàn cùng một số thành viên nghiên cứu.

Xem thêm