Chuẩn mực giá trị – nền tảng văn hóa gia đình Việt Nam
19/04/2019 | 6:26
Văn hóa gia đình đang đối mặt với những thách thức và nguy cơ không hề nhỏ. Hiện tượng tiếp thu cái tốt chậm, hấp thu cái xấu nhanh, a dua đám đông phát triển với những hệ lụy của nó nhất là trong giới trẻ đang là nỗi ám ảnh với gia đình và xã hội. Việc xây dựng các chuẩn mực mới về văn hóa gia đình cũng chính vì thế mà trở nên vô cùng cần thiết.
Xã hội hiện đại đang làm biến đổi các chuẩn mực văn hóa gia đình
Ngày nay, gia đình có thể biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng, các hình thức và chuẩn mực trong các mối quan hệ, nhưng vị trí, vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội thì vẫn không thay đổi.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, sự tôn trọng gia đình ở nhiều tầng lớp xã hội, nhất là thế hệ trẻ đang bị giảm sút mạnh mẽ. Nếu xem xét gia đình với tư cách là một giá trị thì giá trị đó đang có xu hướng ngày càng bị xem nhẹ. Việc gia đình có thể chiếm được hay không những vị trí cao trong thang bảng giá trị của xã hội hiện đại tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó có thể là những yếu tố về kinh tế gia đình, những yếu tố về nhận thức, tình cảm và tâm lý, tình yêu thương và trách nhiệm, tính huyết thống và sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, những tác động từ phía cộng đồng xã hội… Rất nhiều thanh thiếu niên ở nhóm vi phạm pháp luật đã cho rằng sở dĩ họ phạm tội vì cảm thấy không được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong gia đình, không có gia đình. Đối với nhiều trẻ em lang thang, trẻ em lao động kiếm sống thì gia đình trong nhiều trường hợp còn là một nơi bất an, không thể sống được, thậm chí còn là địa ngục. Chúng không tìm thấy tình yêu thương, sự che trở và vì vậy không cảm thấy hạnh phúc khi sống trong gia đình. Với những đứa trẻ này, khi gia đình hiện tại không có ý nghĩa như một giá trị thì khi lớn lên, khi lập gia đình, cái gia đình mới mẻ đó cũng sẽ lại có thể tiếp tục không mấy có ý nghĩa.
Bàn về vấn đề này, GS Đặng Cảnh Khanh cho rằng, sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong những năm gần đây đang đặt gia đình trước nhiều thách thức. Chúng ta cũng chưa có được sự chủ động trong việc cụ thể hóa các mục tiêu của chiến lược gia đình, cả về quy mô và cơ cấu gia đình, thành những chuẩn mực văn hóa gia đình và chương trình hoạt động nhằm thực hiện tốt các chuẩn mực này.
Điều đó đã khiến thời gian gần đây, sự gia tăng dân số ở nhiều nơi, nhiều địa phương đã có dấu hiệu bùng phát trở lại. Hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại, tình trạng ly hôn, ly thân, bạo lực trong gia đình, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân… gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Các tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy và sự nhiễu loạn trong các chuẩn mực văn hóa, gia đình đang từng bước thâm nhập vào các gia đình, tạo nên những mâu thuẫn và xung đột gay gắt. Sự xung đột giữa các thế hệ đang diễn ra trong nhiều gia đình và đặt ra những thách thức mới cho xã hội.
Xây dựng các chuẩn mực mới về văn hóa gia đình Việt Nam
Nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng, chúng ta cần phải sớm hình thành được những chuẩn mực về văn hóa gia đình mới để làm cơ sở cho sự phát triển ổn định của gia đình. Trên cơ sở những chuẩn mực này, cần phải có phương thức tổ chức gia đình hợp lý, phát huy thế mạnh của những hình thức gia đình hạt nhân hoặc gia đình mở rộng trong từng điều kiện phát triển cụ thể của mỗi gia đình. Tiếp tục thực hiện quy mô gia đình ít con theo tiêu chí mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con, giữ gìn sự bình đẳng vợ chồng, thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm đối với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi.
Cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa mới để ngày càng củng cố và hoàn thiện các chuẩn mực văn hóa mới về gia đình, nâng cao nhận thức và hành vi của các tầng lớp nhân dân về văn hóa gia đình; tạo điều kiện để mọi thành viên trong gia đình được hưởng thụ các dịch vụ về văn hóa, giáo dục và tham gia các hoạt động sáng tạo và cảm thụ văn hóa.
Chúng ta đã nêu lên chỉ tiêu là 80% thanh niên trước khi xây dựng gia đình phải được trang bị những kiến thức cơ bản về hôn nhân gia đình. Đây là một chỉ tiêu cần thiết, đúng đắn và không là quá cao nếu chúng ta quyết tâm và có các biện pháp thiết thực, cụ thể để thực hiện.Bên cạnh đó cần tăng cường hơn nữa các biện pháp giáo dục về gia đình trước và sau hôn nhân cho những cặp vợ chồng mới cưới, tạo điều kiện để nâng cao nhận thức của họ về gia đình, tình cảm và ý thức trách nhiệm đối với gia đình. Phải cung cấp các thông tin về kiến thức và các kỹ năng ứng xử trong tình yêu, tình bạn, hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ, giáo dục về nghệ thuật giao tiếp gia đình, những kiến thức về cách thức làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, về đạo lý và cung cách ứng xử của con cái tạo lập cho mỗi thành viên trong gia đình sự tự tin và tính đúng đắn trong việc xử lý các mối quan hệ gia đình.
Sự tăng trưởng kinh tế và việc nâng cao đời sống của nhân dân lao động cũng dẫn đến một thực tế là, tuổi thọ trung bình cùng với tỷ lệ những người cao tuổi trong cơ cấu dân số cũng tăng lên. Vấn đề chăm sóc người cao tuổi trong gia đình sẽ trở thành một vấn đề xã hội quan trọng. Về phương diện này, để củng cố gia đình, chúng ta cũng phải có các biện pháp thiết thực để tăng tỷ lệ số người cao tuổi trong gia đình được con cháu chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình lên 90-100%.
Chúng ta cũng phải đẩy mạnh việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình, coi giáo dục gia đình không chỉ là một khâu quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân mà còn là một giải pháp không thể thiếu trong việc củng cố gia đình. Gia đình chú trọng hơn tới việc hình thành những chuẩn mực mới về gia phong, gia giáo, gia lễ, gia quy… trên cơ sở kế thừa những mặt tốt đẹp của văn hóa gia đình truyền thống, xây dựng những nội dung và hình thức mới trong giáo dục gia đình phù hợp hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển đất nước.
Các chuẩn mực văn hóa gia đình mới phải là sự kết hợp giữa những giá trị của đạo đức với những quy định của pháp luật. Những quy chuẩn về pháp luật sẽ là cơ sở đảm bảo cho việc phát triển của những quy chuẩn về đạo đức. Ngược lại, những quy chuẩn đạo đức lại là động lực tinh thần, ý thức tự giác cho việc tuân thủ những quy chuẩn pháp luật. Việc tuân thủ những nguyên tắc và chuẩn mực về đạo đức và pháp luật trong các mối quan hệ gia đình là phương thức đúng đắn để xây dựng, củng cố và phát triển những chuẩn mực mới về văn hóa gia đình.
Gia đình được xây dựng và phát triển trên những giá trị nhân văn và tiến bộ, trên cơ sở của quan điểm về bình đẳng giới và quyền trẻ em đã tạo ra những hệ thống chuẩn mực giá trị nền tảng là văn hóa gia đình. Văn hóa gia đình tồn tại bền vững, lan tỏa sâu rộng sẽ trở thành khuôn mẫu cho việc ứng dụng và truyền nối trở thành bản sắc của gia đình Việt Nam.
Theo Cinet
Bài viết liên quan
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2024
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định 1126/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Triển khai Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn 1461 /BVHTTDL-GĐ về việc triển khai Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình
Hội nghị cán bộ văn hóa toàn quốc năm 2023
Sáng 28/8, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc 2023. Đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945-28/8/2023).
Đoàn đại biểu Bộ VHTTDL viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo công dâng Bác
Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023) và kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa (28/8/1945 – 28/8/2023), sáng 28/8/2023 đoàn đại biểu Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo công dâng Bác.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Đưa “ánh sáng” của Văn hóa đến gần hơn nữa vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo
Chiều ngày 9/8, tại Hà Nội, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng và Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã đồng chủ trì Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2017-2022 và ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2023-2028 giữa Bộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Cùng dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy; Thiếu tướng Lê Văn Phúc – Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.