BẢN SIN SUỐI HỒ LÀM DU LỊCH BẰNG CẢ TRÁI TIM
28/12/2020 | 3:20
Làm du lịch bằng cả trái tim là cách Bản Sin Suối Hồ xã Sin Suối Hồ (Phong Thổ, Lai Châu) thực hiện trong thời gian qua, và chính cách làm ấy đã trạm đến trái tim du khách mỗi khi đến trải nghiệm khám phát vùng đất này.
Những nét độc đáo riêng
Sin Suối Hồ theo tiếng bản địa có nghĩa là “Suối có Vàng”, bản nằm ở độ cao gần 1.500m, nơi đây nổi tiếng với địa lan, thảo quả, táo mèo và vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết của những con suối, vạt rừng quanh năm mát mẻ; những con người, những nụ cười mộc mạc mến khách… tất cả những điều đó đã tạo nên nét độc đáo riêng thu hút du khách trong và ngoài nước.
Người dân đón du khách bằng những ly Trà lanh thơm mát trước khi vào bản
Để khám phá những nét độc đáo ở Sin Suối Hồ với trên 136 hộ là đồng bào dân tộc Mông có thu nhập chủ yếu từ thảo quả, địa lan được trồng dưới những tán rừng nguyên sinh, du khách có thể đi bằng nhiều con đường khác nhau như: từ Sảng Ma Sáo thuộc huyện Bát Sát (Lào Cai); hay từ Mường So đi qua Nậm Xe, theo những cánh rừng nguyên sinh đầy huyền bí. Nhưng độc đáo nhất là từ thành phố Lai Châu trên con đường trải nhựa mềm mại như những dải lụa màu uốn quanh những dòng suối, vạt rừng, những thửa ruộng bậc thang tràn ngập sắc vàng khi vào mùa lúa chín, hoặc lấp lánh như những chiếc gương khổng lồ khi vào mùa nước nổi.
“Nét đẹp ở Sin Suối Hồ chúng tôi không chỉ bời nhưng nếp nhà trệt thưng gỗ, mà bao quanh ngôi nhà là những cây ăn quả, chậu Địa lan hay những giò Phong lan đua nhau khoe sắc, đặc biệt là mỗi khi tết đến xuân về những chậu địa lan với vài chục bông tỏa hương thơm ngát trong ánh nắng chiều, hay dưới làn sương bảng lảng bay qua càng làm cho vẻ đẹp của loài hoa này trở nên lung linh quyến rũ. Bên cạnh đó Sin Suối Hồ chúng tôi còn có nét độc đáo riêng như: thác Trái tim, thác Tổ ong hay thác Tình yêu với những câu chuyện cổ tích đầy thi vị.Đặc biệt là những món ẩm thực truyền thống như: gà mèo vùi tro, thắng cố, mèn mén, lợn mèo quay thảo quả, bánh dầy, sôi ba mầu…, hay rượu thóc Sin Súi Hồ được coi là “mỹ tửu” sẽ cho du khách có những dư vị khó quên mà đã đến rồi thì chắc chắn sẽ trở lại, để được hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên, nụ cười thân thiện, những bài khèn, điệu múa, những bài hát dân ca, dao duyên làm đắm say lòng người của những thành viên Đội văn nghệ bản”.
Đội văn nghệ Sin Suối Hồ biểu diễn văn nghệ phục vụ du khách
Tìm hướng đi mới đầy sáng tạo
Nếu như trước kia bản có 8 đến 10 gia đình làm homestay phục vụ khoảng 100 khách mỗi ngày thì năm 2018 trước nhu cầu tăng cao của du khách, đồng thời để tạo cú hích với hướng đi riêng,12 hộ trong bản Sin Suối Hồ đã đoàn kết, thống nhất thành lập “Hợp tác xã Trái tim Sin Suối Hồ” nhằm đưa hoạt động du lịch nơi đây đi vào hoạt động bài bản, hiệu quả hơn.
Hợp tác xã với diện tích 2,5ha, gồm 3 nhà Băng ga lâu, 2 nhà nghỉcộng đồng, 1 bếp ăn tập thể, phòng lễ tân kết hợp với tổ chức các cuộc hội họp, tập huấn được thiết kế mộc mạc, độc đáo; bãi để xe rộng, thoáng mát; khuôn viên bao quanh các nhà nghỉ được trồng các loại cây xanh, cây cảnh, hoa địa lan, phong lan, đào… tạo cảm giác thư thái cho du khách. Năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng bản Sin Suối Hồ vẫn đón hàng trăm đoàn khách tới tham quan, học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng. Để Hợp tác xã được thành lập và đi vào hoạt động mỗi hộ phải đóng góp 200 triệu đồng, trong đó có 3 hộ góp đất thì chỉ đóng 100 triệu đồng; Hợp tác xã được thành lập góp phần tạo hướng đi mới cho du lịch Sin Suối Hồ bài bản, chuyên nghiệp, nhưng cũng mang đậm bản sắc riêng. Nếu như trước kia mỗi ngày chúng tôi chỉ đón được khoảng 100 khách thì nay Sin Suối Hồ có thể đáp ứng cho trên 300 khách. Và cái khác của du lịch Sin Suối Hồ so với các điểm du lịch khác là không phải một doanh nghiệp nào đứng ra chủ trì, mà bà con tự bàn bạc, thống nhất về cách làm; không vì lý do lợi nhuận mà làm mất đi nét đặc trưng về bản sắc, con người nơi đây. Với phương thức “làm du lịch bằng cả trái tim” vàhướng đến mục tiêu cuối cùng là quảng bá, giới thiệu Sin Suối Hồ đến với du khách thập phương trong và ngoài nước”.
Và những điều trạm đến trái tim du khách
Để có những điều trạm đến trái tim du khách, các gia đình trong Hợp tác xã đã cho con em đi học, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, quản lý nhà hàng, nấu ăn, kỹ năng buồng phòng… do tỉnh tổ chức, cũng như tham quan học tập ở Hà Nội và nhiều địa phương khác nhau, từ đó tích lũy kinh nghiệm và hình thành phong cách riêng của du lịch Sin Suối Hồ hôm nay. Đúng như, nhận xét của ông Trần Minh Thanh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh trong lần thăm quan học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng tại bản Sin Suối Hồ: “Đợt học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng lần này chúng tôi đã đạt được nhiều hơn những gì mà chúng tôi mong đợi, biến những điều không thể thành có thể. Bản Sin Suối Hồ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng bản du lịch cộng đồng, đặc biệt là việc thay đổi tư duy của người dân và quy tụ được sự đoàn kết, đồng lòng cùng tham gia phát triển du lịch cộng đồng của tất cả các hộ dân trong bản, nhưng mọi việc cuối cùng đã rất thành công. Vì vậy cái chúng tôi cần phải học hỏi đó là tinh thần và sự sáng tạo của người dân nơi đây, là cách điều hành, việc phân chia lợi ích tới cộng đồng, đảm bảo công bằng, mọi người cùng hưởng lợi trong phát triển du lịch”.
Nhiều cuộc họp, hội thảo tập huấn của các cơ quan, doanh nghiệp đã được tổ chức tại Sin Suối Hồ
Năm 2019 bản Sin Suối Hồ đã vinh dự được Hiệp hội Du lịch Việt Nam tặng Bằng khen “Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu năm 2019” vì có thành tích xuất sắc trong xây dựng, tổ chức và phát triển du lịch cộng đồng. Nhưng điều quan trọng hơn cả đó chính là cách làm du lịch bằng cả trái tim và đã trạm đến trái tim du khách sẽ là nền tảng vững chắc đưa du lịch Sin Suối Hồ vang xa đến với bạn bè năm châu trong những năm tiếp theo.
Bài, ảnh: Nhật Minh
Bài viết liên quan
Hội nghị cán bộ văn hóa toàn quốc năm 2023
Sáng 28/8, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc 2023. Đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945-28/8/2023).
Đoàn đại biểu Bộ VHTTDL viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo công dâng Bác
Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023) và kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa (28/8/1945 – 28/8/2023), sáng 28/8/2023 đoàn đại biểu Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo công dâng Bác.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Đưa “ánh sáng” của Văn hóa đến gần hơn nữa vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo
Chiều ngày 9/8, tại Hà Nội, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng và Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã đồng chủ trì Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2017-2022 và ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2023-2028 giữa Bộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Cùng dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy; Thiếu tướng Lê Văn Phúc – Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Các đơn vị cần khẩn trương, nỗ lực cao nhất chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa và hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam
Chiều 8/8, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì cuộc họp giao ban công tác VHTTDL tháng 7/2023 và Nghe báo cáo về công tác chuẩn bị nội dung tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa (28/8/1945 – 28/8/2023) và hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023).
Bộ VHTTDL hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID- 19″
Chiều 30/8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” do Thủ tướng Chính phủ phát động.