Triển khai Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình
04/08/2022 | 14:35
Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức , lối sống trong gia đình đến năm 2030. Kế hoạch được xây dựng nhằm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 theo Quyết định số 96/QĐ-TTg ngày 19.1.2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Kế hoạch là căn cứ để các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Chương trình theo chức năng , nhiệm vụ được giao; Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố tham mưu UBND cùng cấp ban hành kế hoạch triển khai và chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình.
Một trong các gia đình trẻ tiêu biểu của toàn quốc được tuyên dương
Nội dung chính của Kế hoạch là tiếp tục đối mới công tác truyền thông năng cao nhận thức của gia đình , cộng đồng, xã hội về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đạo đức, lối sống, về phát triển gia đình. Nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình gia đình tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau, phê phán các hành vi lệch chuẩn, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa truyền thống và các hủ tục như tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
Phát triển mạng lưới cộng tác viên tham gia tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lý tưởng, đạo đức, lối sống cho các thành viên trong gia đình. Tổ chức chiến dịch truyền thông vào các dịp Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20.3, Ngày Gia đình Việt Nam 18.6 hằng năm về chủ đề gia đình hạnh phúc, giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình phù hợp điều kiện thực tiễn nhằm tạo sự lan tỏa, hiệu ứng xã hội mạnh mẽ tôn vinh giá trị gia đình.
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về gia đình, rà soát, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030, bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; Xây dựng, ký kết các chương trình phối hợp liên ngành giữa các cơ quan liên quan về thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; Xây dựng và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ về gia đình tiêu biểu, hạnh phúc, kiểu mẫu.
Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở nhằm tăng cao đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao góp phần xây dựng con người Việt Nam khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Củng cố vai trò của hệ thống nhà văn hóa, nhà truyền thống, thư viện cơ sở, các thiết chế công trình văn hóa, lịch sử, phát triển đa dạng các loại hình, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các sinh hoạt cộng đồng khác trong việc giáo dục lý tưởng đạo đức lối sống, chuẩn mực ứng xử văn hóa cho các thành viên gia đình, nhất là thế hệ trẻ; Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào hoạt động của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” .
Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức , lối sống, trong đó truyền thông vận động ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi trong gia đình phát huy vai trò, trách nhiệm, nêu gương trong giáo dục đạo đức, lối sống, chuẩn mực văn hóa ứng xử trong gia đình nhằm giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ cho thế hệ trẻ thanh, thiếu niên, nhi đồng.
Tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình giai đoạn 2022-2025, 2025-2030 nhằm thực hiện mục tiêu phần đấu đến năm 2025 đạt 70 % và đến năm 2030 đạt trên 90% , hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình…
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình như gương điển hình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh, chị, em đoàn kết thương yêu nhau vào dịp sơ kết và tổng kết Chương trình.
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho công tác gia đình, ưu tiên vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ cho cán bộ, người lao động tham gia học tập nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan định kỳ hằng năm kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo cấp thẩm quyền kết quả thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030, tổ chức sơ kết việc thực hiện Chương trình vào năm 2025 , tổng kết vào năm 2030.
Theo baovanhoa.vn
Bài viết liên quan
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2024
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định 1126/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2023
Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 874/QĐ-BVHTTDL về việc Ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Giáo dục con trẻ từ lời hát ru
“Tôi rất thích hát ru con, ru cháu; những lời ru của bà, của mẹ, của chị, kể cả của ông, của cha như dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giúp củng cố sợi dây liên kết vững bền giữa các thế hệ. Qua lời ru, đứa trẻ cảm nhận được sự quan tâm, bao bọc, chở che, nhờ đó nó sẽ lớn lên với một tâm hồn cao đẹp, hành vi văn hóa, ứng xử nhân văn… Tôi rất buồn là hiện nay, nhiều người mẹ trẻ lại không biết ru con, nhiều người không chịu mua những cuốn sách hay cho con mình đọc…”.
Gia đình là một thành tố bảo đảm cho sự gắn kết xã hội và phát triển bền vững của đất nước
Năm 2022, lĩnh vực Gia đình có rất nhiều điểm sáng, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo lĩnh vực này sẽ có chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, tạo ra nhiều “tế bào của xã hội” lành mạnh trong sự phát triển bền vững của đất nước.
Nâng cao “quyền năng” kinh tế cho phụ nữ DTTS
Hơn 2.600 phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số (DTTS) trong 1.550 hộ gia đình sống ở vùng sâu vùng xa thuộc 9 xã của huyện Tam Đường (Lai Châu) và Quang Bình (Hà Giang) được hưởng lợi từ dự án Nâng quyền kinh tế của phụ nữ DTTS tại Việt Nam (AWEEV). Dự án không chỉ giúp cải thiện kinh tế cho người dân mà còn nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình, xã hội.