Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2024

08/05/2024 | 15:00

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định 1126/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thông qua các hoạt động nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tạo sự lan tỏa về các chuẩn mực, giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam góp phần nâng cao, làm chuyển biến trong nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân về vai trò, vị trí của gia đình, từ đó có hành động thiết thực xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc góp phần thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.

Theo đó, Kế hoạch bao gồm các nội dung sau:  Tổ chức treo băng rôn, pa-nô, phướn dọc tuyên truyền hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2024. Băng rôn với nội dung: ” Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28 tháng 6 năm 2024″; “Gia đình hạnh phúc – Quốc gia thịnh vượng”. Phướn dọc với các nội dung: “Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28 tháng 6 năm 2024”; “Gia đình hạnh phúc – Quốc gia thịnh vượng”; “Xây dựng nhân cách con người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình”; “Gia đình là nơi nuôi dưỡng, trao truyền các giá trị văn hóa tốt đẹp”; “Đầu tư cho công tác gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững”; “Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội”.  Pano lớn với nội dung: “KỶ NIỆM NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28 THÁNG 6 NĂM 2024 “Chủ đề: Gia đình hạnh phúc – Quốc gia thịnh vượng”.

Tổ chức tuyên truyền trên phương tiện truyền thông đại chúng các với nội dung: Lịch sử, ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an sinh xã hội, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; Lan tỏa, tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc tốt đẹp về tình yêu thương, sự hiếu thuận, hòa hợp, tôn trọng, cần cù, sáng tạo, hướng con người đến những giá trị của chân, thiện, mỹ. Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác gia đình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các chân trang báo đăng bài, tin tuyên truyền có dòng chữ “Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện”. Dự kiến số lượng tin, bài và tranh, ảnh minh họa: 35 tin, 40 bài, 75 ảnh, 05 phóng sự ảnh chuyên sâu, 05 bài Emagazine.  Thời gian thực hiện từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2024, đơn vị thực hiện: Báo Điện tử Tổ quốc.

Đồng thời Kế hoạch cũng đặt ra yêu cầu nội dung tuyên truyền được xây dựng đảm bảo kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp và tiếp thu các giá trị văn minh, tiến bộ, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển gia đình Việt Nam trong tình hình mới. Các hoạt động được tổ chức thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả; có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo Bvhttdl

https://bvhttdl.gov.vn/to-chuc-cac-hoat-dong-ky-niem-ngay-gia-dinh-viet-nam-28-6-nam-2024-20240507103243683.htm

Bài viết liên quan

Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2023

Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 874/QĐ-BVHTTDL về việc Ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Xem thêm

Giáo dục con trẻ từ lời hát ru

“Tôi rất thích hát ru con, ru cháu; những lời ru của bà, của mẹ, của chị, kể cả của ông, của cha như dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giúp củng cố sợi dây liên kết vững bền giữa các thế hệ. Qua lời ru, đứa trẻ cảm nhận được sự quan tâm, bao bọc, chở che, nhờ đó nó sẽ lớn lên với một tâm hồn cao đẹp, hành vi văn hóa, ứng xử nhân văn… Tôi rất buồn là hiện nay, nhiều người mẹ trẻ lại không biết ru con, nhiều người không chịu mua những cuốn sách hay cho con mình đọc…”.

Xem thêm

Gia đình là một thành tố bảo đảm cho sự gắn kết xã hội và phát triển bền vững của đất nước

Năm 2022, lĩnh vực Gia đình có rất nhiều điểm sáng, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo lĩnh vực này sẽ có chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, tạo ra nhiều “tế bào của xã hội” lành mạnh trong sự phát triển bền vững của đất nước.

Xem thêm

Nâng cao “quyền năng” kinh tế cho phụ nữ DTTS

Hơn 2.600 phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số (DTTS) trong 1.550 hộ gia đình sống ở vùng sâu vùng xa thuộc 9 xã của huyện Tam Đường (Lai Châu) và Quang Bình (Hà Giang) được hưởng lợi từ dự án Nâng quyền kinh tế của phụ nữ DTTS tại Việt Nam (AWEEV). Dự án không chỉ giúp cải thiện kinh tế cho người dân mà còn nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình, xã hội.

Xem thêm

Truyền thông góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông vẫn được coi là giải pháp tập trung để chấm dứt tình trạng lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và mất cân bằng giới tính khi sinh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, công tác truyền thông cần đa dạng hình thức, mở rộng đối tượng và ứng dụng công nghệ để đạt hiệu quả.

Xem thêm