THÚ CHƠI CHỮ NGÀY XUÂN

29/03/2021 | 3:09

Ngày xưa, cứ mỗi độ Xuân về, người ta thường tìm đến người viết chữ đẹp viết cho mấy chữ gọi là đại tự (chữ lớn) đem về treo hoặc dán lên vách với ý cầu cho mình, cho gia đình hoặc bạn bè được như lời nguyện. Thông thường là “Phúc – Lộc – Thọ” nhiều khi chỉ một chữ thôi. Chữ viết phải đẹp, thanh thoát và lả lướt. Họ thường gọi là “Phượng múa, rồng bay”.

Thư pháp vùng châu Á

Trung Quốc: Ngược dòng thời gian, đi tìm những thư pháp đã vang danh trong lịch sử. Đó là thiếp Lan Đinh, tên của ngôi đình ở Thiện Hưng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Nơi đây tập họp được trên 40 nhà thơ đời Tần, họ đến để làm thơ, uống rượu, thưởng hoa. Hoa ở đây là địa lan. Địa lan đẹp từ cây đến lá, hoa và cả hương nữa. Trong số 40 người này có Vương Hy Chi là người nổi bật nhất. Chữ viết của Vương phóng túng, thanh thoát nên nổi danh khắp nước. Tập thơ được Vương tự tay trình bày, ông dùng bút râu chuột để viết trên lụa tơ tằm gồm 28 dòng, 342 chữ.

Tập chữ viết này được xếp vào bảo vật quốc gia. Tập thơ này không còn, có tài liệu nói là tập thơ đã được vua Đường Văn Tông mê, quý nên đã truyền chôn theo khi ông mất.

Chuyện kể rằng có một bà già buôn quạt, hàng ế ẩm, trên đường đi mệt quá nằm ngủ bên vệ đường. Vương Hy Chi thấy tội nghiệp nên lấy bút viết trên quạt mấy chữ rồi đi. Khi thức dậy bà già khóc sướt mướt bảo rằng quạt của mình bị kẻ nào phá bôi đầy mực. Trong đám người đến xem có nhiều văn nhân, họ phát hiện đây là chữ của Vương. Thế là khoảnh khắc số quạt đã bán sạch. Từ đó thiếp Lan Đình coi như một hiện tượng văn học thời bấy giờ. Nó kết hợp giữa thơ và họa.

Giao duyên thơ họa ngọn vũ ty

Một thời thư pháp vang Đường Tấn

Danh bất hư truyền một Vương Hy

Từ đó, thư pháp coi như hội họa. Triệu Mạnh Phú đời Nguyên đã đề ra phong cách “Thư họa đồng nguyên”. Thư họa cùng hỗ trợ bổ túc cho nhau khiến thư pháp trở thnàh bộ môn nghệ thuật.

Nhật Bản: Vào tháng tư mỗi năm đều có tổ chức thi chữ đẹp. Cuộc thi thu hút hàng chục ngàn thí sính tham dự. Sau nhiều lần sơ khảo, chọn người tài, cuối cùng họ tập hợp về Tokyo đê thi vòng chung kết. Giải thưởng tuy không lớn nhưng tham gia rất đông vì cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh tập luyện viết chữ đẹp. Điều ấy còn thể hiện ở nhiều gia đình người Nhật. Trong nhà có một gian phòng khang trang gọi là Kotonoma, trong phòng chỉ treo một bức thư họa gọi là Kakejiku bên một bình hoa. Họ đã tìm cái đẹp trong sự đơn giản (theo Tài Đức).

NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP HIỆN ĐẠI

Thư họa (calligraphy) ngày nay đã sống lại ở Bắc Kinh thật mạnh mẽ. Nó còn lan truyền đến Mỹ, Nhật và Hồng Kông, qua nhiều cuộc triển lãm, đã khiến các nước phương Tây lưu ý và phát triển.

Người được tán dương nhất là cô Xiao Kejia. Cô sang Mỹ học khoa kinh tế, trong thời gian này cô đã biểu diễn thư họa cho các giáo sư và sinh viên trong trường xem. Không ngờ cô được mọi người ủng hộ. giúp cô mở nhiều cuộc triển lãm ở nhiều Trường Đại học khác. Nghệ thuật thư họa của cô được đánh giá rất cao và những cuộc hội thảo về bộ môn này cũng được bàn thảo rộng rãi và hoan nghênh.

Chúng ta hãy tưởng tượng, bàn tay thon nhỏ sử dụng cây bút lông to tướng, chấm mực tàu viết thật nhanh có thể bảo như “phượng múa rồng bay” hay “mây bay gió thổi”. Trong tích tắc, bức thư họa đã hoàn thành. Ngọn bút như tung hoành trên thứ giấy bồi, hút mực như giấy thấm hoặc là lụa tơ tằm cũng thấm mực tương tự. Nếu không linh hoạt thì khó mà có được những bức thư họa xuất sắc. Cứ xem nét bút trên bức tranh với hai chữ “ân huệ” viết cách điệu trên khổ giấy cỡ 81×82,2cm thì rõ. Còn nhiều bức nữa thì không kém như “Thanh phong”, “Không địa…”

“Thư họa” là nghệ thuật dùng hình ảnh của chữ viết để biểu lộ suy tư và cảm xúc của mình chứ không dùng ý nghĩa của chữ viết. Chữ và họa cũng hòa quyện vào nhau nơi tâm trí người thư họa” (theo Bích Phương)

THƯ PHÁP VIỆT NAM

Thư pháp Việt Nam đã có từ lâu nhưng không được ghi chép cụ thể nên ít người biết. Bài thơ “Ông Đồ” – bài thơ như một hoài niệm về người xưa – hoài niệm thư pháp Việt Nam “Thảo những nét như rồng múa phượng bay”. Những ngày xưa ấy tưởng chừng như chìm trong quên lãng.

Từ ngày hòa bình thống nhất, người ta lại gặp lại những cụ đồ râu tóc bạc phơ ngồi bên vỉa hè như “những người nhuộm năm cũ” viết những bức liễn thờ. Rồi bỗng dưng được sống lại. Đó là nhà thơ, nhà nhiếp ảnh Bùi Hiền (theo Báo Pháp luật số Xuân) lại xuất hiện như một hiện tượng kỳ lạ. Một người gan dạ! Rồi ông lại xuất hiện ở Festival Huế – Hội An. Thư pháp Việt Nam được du khách trong ngoài nước “tấm tắc ngợi khen tài”.

Bây giờ Bùi Hiền được xem là “người thổi hồn vào chữ Việt Nam”. Cùng với làn sinh khí ấy, những thanh thiếu niên yêu mến bộ môn này lại đến học tập đông đúc. Còn nhiều nhà thư pháp – nhà thơ đã xuất hiện qua những chữ viết minh họa cho những quyển thơ – câu đối Tết – như “Song Nguyên”, “Nguyễn Thanh Sơn” – Nguyễn Văn Dậu ở thành phố Hồ Chí Minh.

Điều đáng lưu ý là “thư pháp” cổ thể hiện bằng chữ Hán vẫn còn sống qua hình ảnh cụ Lê Xuân Hòa – một tấm gương kiên nhẫn, can đảm. Cụ vẫn luyện bút đều đặn, mặc cho sự rẻ rúng của một thời mà dường như thư pháp cổ bị quên lãng. Rồi bỗng nhiên cụ lại xuất hiện vào dịp 990 năm Thăng Long – Hà Nội trước sự ngưỡng mộ quý mến của người Hà Thành.

Thư pháp Việt Nam đã sống lại. Hy vọng rằng những ngày Xuân, thú chơi chữ sẽ bừng dậy, sống động, lan tỏa khắp đất nước Việt Nam mến yêu! Và sẽ trường tồn như mùa xuân.

Nguồn: Dẫn theo Nguyễn Phúc Liêm (2002), “Thú chơi chữ ngày xuân”- Báo Tin tức cuối tuần – Số Tết Nhâm Ngọ (2002), tr.9.

Trần Thanh Mai

Bài viết liên quan

Hội nghị cán bộ văn hóa toàn quốc năm 2023

Sáng 28/8, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc 2023. Đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945-28/8/2023).

Xem thêm

Đoàn đại biểu Bộ VHTTDL viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo công dâng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023) và kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa (28/8/1945 – 28/8/2023), sáng 28/8/2023 đoàn đại biểu Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo công dâng Bác.

Xem thêm

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Đưa “ánh sáng” của Văn hóa đến gần hơn nữa vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo

Chiều ngày 9/8, tại Hà Nội, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng và Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã đồng chủ trì Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2017-2022 và ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2023-2028 giữa Bộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Cùng dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy; Thiếu tướng Lê Văn Phúc – Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Xem thêm

Các đơn vị cần khẩn trương, nỗ lực cao nhất chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa và hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam

Chiều 8/8, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì cuộc họp giao ban công tác VHTTDL tháng 7/2023 và Nghe báo cáo về công tác chuẩn bị nội dung tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa (28/8/1945 – 28/8/2023) và hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023).

Xem thêm

Bộ VHTTDL hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID- 19″

Chiều 30/8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Xem thêm