Gia đình là một thành tố bảo đảm cho sự gắn kết xã hội và phát triển bền vững của đất nước
02/02/2023 | 11:11
Năm 2022, lĩnh vực Gia đình có rất nhiều điểm sáng, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo lĩnh vực này sẽ có chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, tạo ra nhiều “tế bào của xã hội” lành mạnh trong sự phát triển bền vững của đất nước.
Những điểm sáng trong năm 2022
Một trong những điểm sáng đáng chú là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Các nhà quản lý, chuyên gia và đông đảo đội ngũ làm công tác gia đình cho rằng khi Luật này được thi hành sẽ tạo những chuyển biến tích cực trong công tác PCBLGĐ, ngăn chặn và giảm những vụ việc bạo lực gia đình. Luật đã đáp ứng mục tiêu quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Cùng với đó là khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bố trí nguồn lực cho PCBLGĐ để hướng tới xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
Luật có những điểm mới như: Tiếp cận dựa trên quyền con người và lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm; thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình chủ động, trong phòng có chống, trong chống có phòng; khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong bố trí nguồn lực cho phòng, chống bạo lực gia đình để hướng tới xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
Tại bình chọn 10 sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiêu biểu, sự kiện Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) năm 2022 được bình chọn là sự kiện VHTTDL tiêu biểu năm 2022.
Ngày 29/11, Hội thảo quốc gia “Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội tổ chức. Hội thảo được tổ chức nhằm tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Đây được coi là hội thảo quan trọng, góp phần tạo sự đồng thuận về những cơ sở lý luận và thực tiễn giữ gìn, phát huy các hệ giá trị Việt Nam. Trong đó, một trong những thành tố để xây dựng hệ giá trị quốc gia thì hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam đã được đề cập sâu.
Hội thảo khẳng định tính cấp thiết phải nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Cùng với đó, khẳng định việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các hệ giá trị này có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng để phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn tới. Các ý kiến cũng đã làm sâu sắc hơn vai trò của từng hệ giá trị và mối quan hệ biện chứng giữa các giá trị này trong xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; nhấn mạnh lấy chuẩn mực xây dựng con người là trung tâm; hệ giá trị gia đình là cơ bản; hệ giá trị văn hóa là nền tảng, hệ giá trị quốc gia – dân tộc là mục tiêu cao cả, chi phối các hệ giá trị khác. Theo đó hệ giá trị gia đình gồm 4 giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.
Cùng với đó, trong năm 2022, lình vực gia đình còn có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức hưởng ứng Ngày quốc tế hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: Bắc Kạn tổ chức Diễn đàn với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ – Gieo mầm hạnh phúc”; Hà Nội tổ chức Hội nghị Gặp mặt các gia đình văn hóa tiêu biểu; Bình Phước tổ chức Ngày hội Gia đình các tỉnh Đông Nam bộ lần thứ XI năm 2022; Bạc Liêu tổ chức “Ngày hội Gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố miền Tây Nam bộ lần thứ III năm 2022…
Đầu tư cho công tác xây dựng gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững
Bàn thêm về 4 giá trị cốt lõi trong việc xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới, TS Trần Tuyết Ánh – Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: Để xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc trong bối cảnh hiện nay thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải xác lập được hệ giá trị gia đình Việt Nam. Có thể nói, hệ giá trị gia đình chính là phần hồn cốt của gia đình, cũng chính là phần lõi của hệ giá trị quốc gia, dân tộc. Những biến đổi về cấu trúc, chức năng và hệ giá trị của gia đình quyết định diện mạo của gia đình Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Mặt khác, việc dành sự ưu tiên khác nhau đối với các giá trị cũng quyết định đến đời sống văn hóa ứng xử và sự phát triển của mỗi gia đình.
Đầu tư cho công tác xây dựng gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững, cho dù khoa học trên thế giới có phát triển hiện đại, vượt bậc, nhưng những giá trị như: giáo dục, đạo đức, ứng xử văn hóa gia đình, tình cảm yêu thương, chăm sóc, chia sẻ, đùm bọc, động viên, khích lệ từ gia đình để vượt qua những trở ngại, thăng trầm của cuộc sống không gì có thể thay thế được. Gia đình là một thành tố bảo đảm cho sự gắn kết xã hội, bảo đảm cho dòng chảy phát triển bền vững của đất nước, cũng là yếu tố đầu và quan trọng để triển khai chính sách, thụ hưởng chính sách – Vụ trưởng Vụ Gia đình nêu quan điểm.
Trong năm 2023, Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm, đó là Triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Tiếp tục thực hiện Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, Chương trình quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025, Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2023. Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 02/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình. Điều tra thực trạng gia đình Việt Nam để xây dựng hệ giá trị gia đình trong tình hình mới. Xây dựng Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc để triển khai thí điểm tại địa phương. Tiếp tục thực hiện Đề án “Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 hằng năm”. Tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình. Kiểm tra giám sát công tác gia đình. Tổ chức hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình… Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 như Triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Điều tra thực trạng gia đình Việt Nam để xây dựng hệ giá trị gia đình trong tình hình mới nhằm tiếp tục triển khai những nội dung quan trọng, cần thiết được đặt ra trong năm 2022 cũng như tại Hội thảo thảo quốc gia “Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam phát triển vững chắc là nền tảng để xây dựng hệ giá trị quốc gia văn minh và giàu bản sắc. Xây dựng gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người chính là cơ sở để thực hiện khát vọng phát triển đất nước hùng cường với những con người Việt Nam có tầm vóc, thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, hội tụ trí tuệ, tài năng để nước ta hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, song vẫn giữ vững được bản sắc văn hóa dân tộc, đó cũng là chính là nền tảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới – Vụ trưởng Vụ Gia đình Trần Tuyết Ánh cho biết.
Theo bvhttdl.gov.vn
Bài viết liên quan
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2024
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định 1126/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2023
Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 874/QĐ-BVHTTDL về việc Ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Giáo dục con trẻ từ lời hát ru
“Tôi rất thích hát ru con, ru cháu; những lời ru của bà, của mẹ, của chị, kể cả của ông, của cha như dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giúp củng cố sợi dây liên kết vững bền giữa các thế hệ. Qua lời ru, đứa trẻ cảm nhận được sự quan tâm, bao bọc, chở che, nhờ đó nó sẽ lớn lên với một tâm hồn cao đẹp, hành vi văn hóa, ứng xử nhân văn… Tôi rất buồn là hiện nay, nhiều người mẹ trẻ lại không biết ru con, nhiều người không chịu mua những cuốn sách hay cho con mình đọc…”.
Nâng cao “quyền năng” kinh tế cho phụ nữ DTTS
Hơn 2.600 phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số (DTTS) trong 1.550 hộ gia đình sống ở vùng sâu vùng xa thuộc 9 xã của huyện Tam Đường (Lai Châu) và Quang Bình (Hà Giang) được hưởng lợi từ dự án Nâng quyền kinh tế của phụ nữ DTTS tại Việt Nam (AWEEV). Dự án không chỉ giúp cải thiện kinh tế cho người dân mà còn nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình, xã hội.
Truyền thông góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Truyền thông vẫn được coi là giải pháp tập trung để chấm dứt tình trạng lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và mất cân bằng giới tính khi sinh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, công tác truyền thông cần đa dạng hình thức, mở rộng đối tượng và ứng dụng công nghệ để đạt hiệu quả.