Xây dựng bản văn hóa gắn với quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch

10/06/2022 | 10:22

Đó là cách làm không mới nhưng đã thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy, bản sắc văn hóa các dân tộc; đẩy lùi hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống cộng đồng, đồng thời hình thành nếp sống mới văn minh, lành mạnh, giầu bản sắc văn hóa để thu hút khách du lịch đến khám phá trải nghiệm mà Lai Châu đã làm được trong thời gian qua.

Lễ hội Then Kin Pang năm 2022 đã thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm

Chúng tôi đến bản Lao Chải xã Khun Há (Tam Đường) với 100% người Mông sinh sống, nơi có độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển. Để khai thác tiềm năng và vẻ đẹp tự nhiên, các hộ dân đã đồng lòng thực hiện xây dựng mô hình bản nông thôn mới kiểu mẫu để cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. Đến đây, du khách có thể thấy được sự đổi mới với những con đường bê tông len lỏi đến từng nhà, những chậu hoa trang trí tuyệt đẹp góp phần tạo nên không gian “tiên cảnh” tại bản Lao Chải. Chính vì thế mà Lao Chải đã thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm, khám phá những nét văn hóa độc đáo của người Mông nơi đây với những nếp nhà được làm từ những tấm ván gỗ chắc chắn và được trang trí thêm rất nhiều những món đồ, vật dụng để tạo nên một không gian khác lạ, đầy mê hoặc. Bạn cũng có thể ghé tới chợ, nơi bà con bày bán những mặt hàng nông sản tự trồng, tự nuôi được như rau, củ, quả, gà, vịt… cả những món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Mông mà bạn nhất định nên thưởng thức như: xôi màu, thắng cố… 

Trong số 16 khu, điểm du lịch đã được UBND tỉnh công nhận, có 13 khu, điểm là bản văn hóa du lịch. Trong đó, bản Sin Suối Hồ (Phong Thổ) được vinh danh là “Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam năm 2019”. Hiện bản đã có trên 40.000 chậu địa lan phủ khắp nơi. Đây cũng đang là một trong những nguồn thu cho người dân bản Sin Suối Hồ. Trưởng bản Sin Suối Hồ Vàng A Chỉnh chia sẻ: “Với 20 nhà hàng và homestay, 17 bungalows nên bản có thể phục vụ lưu trú cho hơn 300 khách và ăn uống khoảng 500 khách. Những con đường mòn leo đỉnh núi Bạch Mộc Lương Tử, Tả Liên Sơn, Sơn Bạc Mây và đường đến thác cũng được người dân trong bản sửa sang, làm đẹp. Và có lẽ không là nói quá, khi nhận định Sin Suối Hồ là một điểm đến lý tưởng và ấn tượng với mọi du khách. Bà con dân bản đã chung tay xây dựng “bản 5 không” với tiêu chí: không uống rượu, không hút thuốc (thuốc phiện, thuốc lá, thuốc lào), không xả rác sai nơi quy định, không có tệ nạn như trộm cắp – cờ bạc, người dân không đeo bám – chèo kéo du khách. Hiện nay, bản đang tiếp tục vận động bà con thực hiện thêm những điều tốt đẹp khác như không tảo hôn, không thả rông gia súc, không chặt phá rừng…”.

Du khách thưởng thức ẩm thực và văn nghệ tại Bản Thẳm xã Bản Hon (Tam Đường)

Lai Châu đã tập trung quy hoạch, xây dựng một số bản văn hóa du lịch cộng đồng, điểm nhấn là loại hình du lịch homestay, du lịch trải nghiệm, dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút khách tham quan, mang lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Tại các điểm du lịch cộng đồng thường xuyên duy trì đội văn nghệ và sinh hoạt văn hóa dân gian phục vụ du khách. Đồng thời, các bản cũng bảo tồn, phát triển sản phẩm chợ phiên trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu. Việc quan tâm đến bản sắc văn hóa dân tộc từ hôm nay không chỉ vì sự bền vững của nông thôn mới cho phát triển du lịch mà điều cốt lõi chính là trực tiếp góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy tỉnh Lai Châu còn có nghị quyết chuyên đề và đề án về “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu”, ông Lương Chiến Công Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu cho biết.

Trở lại với những bản văn hóa gắn với phát triển du lịch thì cùng với Lao Chải hay Sin Suối Hồ còn có rất nhiều những mô hình hay, cách làm mới như: bản của người Lự nằm cách thành phố Lai Châu khoảng 10km. Bản Thẳm xã Bản Hon hiện lên với không gian thơ mộng, trong lành được tạo nên bởi điểm nhấn là thung lũng hoa tuyệt đẹp, với nhiều nét văn hoá độc đáo trong ẩm thực, trong các điệu múa dân gian; các dịch vụ nghỉ dưỡng chu đáo, hấp dẫn… chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách trong mùa du lịch này. Hay bản Thẩm Phé xã Mường Kim (Than Uyên) với những đặc trưng riêng biệt của đồng bào dân tộc Khơ Mú với những món ẩm thực như cá sấy, thịt treo, những ly rượu ngô thơm nức… đặc biệt là lễ hội Cầu Mùa của người Khơ Mú vẫn được bảo tồn gìn giữ đến ngày nay cùng những bài hát điệu múa sẽ là chất keo níu chân du khách”.

Du khách chụp ảnh lưu niệm với người dân địa phương tại bản Lao Chải xã Khun Há

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới Lai Châu sẽ chú trọng triển khai thực hiện hiệu quả đề án về “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 với nhiều nội dung trọng yếu, mang tầm chiến lược lâu dài như: Đầu tư cơ sở hạ tầng; bảo tồn, phát huy các làng nghề truyền thống; khai thác, gìn giữ các giá trị văn hóa tại các điểm đến nhằm phát triển du lịch bền vững; mỗi huyện sẽ tự chọn cho mình những sự kiện, lễ hội, hướng đi mới nhằm kích cầu, phát triển du lịch…

Có thể nói xây dựng bản văn hóa gắn với phát triển du lịch chính là đưa văn hóa bản vào phát triển kinh tế – xã hội, và cũng thông qua đó, người dân tự nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của văn hóa, từ đó đề cao ý thức bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch, một hướng đi mới bền vững góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội thời hội nhập.

                                                                   Bài, ảnh: Nhật Minh

 

Bài viết liên quan

Lễ Khai giảng Lớp tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Yoga năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 17/3/2024, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức Khai giảng Lớp tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Yoga năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh – Lớp 1 theo hình thức trực tuyến.

Xem thêm

Công tác điều tra, khảo sát Nghiên cứu đề tài KH&CN cấp bộ năm 2024 – 2025 tại tỉnh Quảng Ninh

Từ ngày 13 – 16/3/2024, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức Đoàn khảo sát, điều tra thu thập thông tin về thực trạng nội dung và phương thức bồi dưỡng, nhu cầu về đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng kiến thức văn hóa, thể thao, cũng như xây dựng sổ tay hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho công chức cấp xã và cấp huyện hiện nay tại tỉnh Quảng Ninh, do TS. Phạm Quế Anh – Hiệu trưởng Nhà trường, Chủ nhiệm đề tài làm trưởng đoàn. Đoàn khảo sát còn có một số thành viên nghiên cứu.

Xem thêm

Công đoàn Bộ VHTTDL tổ chức kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ và triển khai công tác nữ công năm 2024

Ngày 07/03/2024, tại Hòa Bình, Công đoàn Bộ VHTTDL tổ chức Chương trình chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ và triển khai công tác nữ công năm 2024 và tặng quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang công tác trong ngành VHTTDL tỉnh Hòa Bình.

Xem thêm

Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý văn hoá, thể thao và du lịch

Chiều ngày 01/3/2024, tại trụ sở Bộ VHTTDL số 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm Hà Nội, Lãnh đạo Bộ đã tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý VHTTDL.

Xem thêm

Chi bộ 3 tổ chức Lễ phát thẻ đảng viên

Ngày 26/02/2024, Chi bộ 3 thuộc Đảng bộ Trường Cán bộ quản lý VHTTDL đã tổ chức buổi sinh hoạt Chi bộ thường kỳ và công bố quyết định phát thẻ Đảng cho đảng viên thuộc Chi bộ.

Xem thêm