Trước thềm thượng đỉnh Mỹ – Triều, Hà Nội “lọt top” thành phố du lịch rẻ nhất thế giới

25/02/2019 | 7:55

Trong Top 137 thành phố du lịch rẻ nhất thế giới được trang web này xếp hạng. Việt Nam chiếm tới 3 thành phố trong top 10. Hà Nội đứng đầu với 18,29 USD chi phí. Sài Gòn xếp vị trí thứ hai với giá cho một ngày du lịch là 19,47 USD.   Xe […]

Trong Top 137 thành phố du lịch rẻ nhất thế giới được trang web này xếp hạng. Việt Nam chiếm tới 3 thành phố trong top 10. Hà Nội đứng đầu với 18,29 USD chi phí. Sài Gòn xếp vị trí thứ hai với giá cho một ngày du lịch là 19,47 USD.

 

Xe bus 2 tầng phục vụ khách du lịch tại Hà Nội – Ảnh Nam Nguyễn

Price of Travel đánh giá: “Thủ đô của Việt Nam – Hà Nội truyền thống hơn nhiều so với Sài Gòn. Có rất nhiều cảnh đẹp mà bạn nhất định phải chiêm ngưỡng. Trung tâm thành phố khá dễ chịu (mặc dù hơi hỗn độn). Bù đắp cho điều đó là thức ăn và đồ uống tuyệt vời với giá cực rẻ. Tham quan hầu như là miễn phí nếu so với phương Tây, nếu bạn di chuyển bằng xe bus thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều”.

Trong Top 137 thành phố du lịch rẻ nhất thế giới được trang web này xếp hạng. Việt Nam chiếm tới 3 thành phố trong top 10. Hà Nội đứng đầu với 18,29 USD chi phí. Sài Gòn xếp vị trí thứ hai với giá cho một ngày du lịch là 19,47 USD.

Thành phố còn lại là Hội An, đứng thứ 8 với giá cũng chỉ nhỉnh hơn một chút 21,2 USD, tất cả đều chưa tới 500 nghìn VND. Các con số này đều được cập nhật tỷ giá hối đoái hàng ngày và đây là kết quả mới nhất được cập nhật vào tháng 1 năm 2019.

Tính toán một ngày du lịch của trang web này dựa trên giá của các hàng hóa và dịch vụ sau: 1 chỗ ngủ tại khách sạn giá rẻ hoặc home stay, 3 bữa ăn, 2 lần di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng, 1 vé vào điểm du lịch văn hóa và 3 cốc bia.

Mới đây, nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ 2, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, Hội nghị thượng đỉnh chính là cơ hội để quảng bá ngành du lịch khi Việt Nam đang thu hút sự tập trung của cả thế giới.

Các địa điểm du lịch Việt Nam, nhất là Hà Nội – nơi diễn ra hội nghị đang tận dụng mọi cơ hội để đẩy mạnh kinh doanh từ hội nghị thượng đỉnh./.

Theo bvhttdl.gov.vn

Bài viết liên quan

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng trong việc định hướng, xây dựng chính sách bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Xem thêm

Tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số 

Văn hóa là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước hào hùng, hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh dân tộc Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Đóng góp một phần không nhỏ trong đó là những thành tựu do đồng bào các dân tộc thiểu số góp sức. Chính vì vậy những năm qua Lai Châu luôn đặc biệt quan tâm tới công tác tôn vinh cũng như phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Xem thêm

Xây dựng bản văn hóa gắn với quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch

Đó là cách làm không mới nhưng đã thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy, bản sắc văn hóa các dân tộc; đẩy lùi hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống cộng đồng, đồng thời hình thành nếp sống mới văn minh, lành mạnh, giầu bản sắc văn hóa để thu hút khách du lịch đến khám phá trải nghiệm mà Lai Châu đã làm được trong thời gian qua.

Xem thêm

Sức mạnh mềm văn hóa góp phần nâng cao vị thế đất nước

Phát huy “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam vừa là yêu cầu, vừa là giải pháp để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay, đồng thời góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Chắc chắn những giá trị vốn có ấy của dân tộc sẽ tiếp tục được giữ gìn, phát huy trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Xem thêm

Gắn kết di sản văn hóa với kinh tế du lịch

Một trong những giải pháp mà Lai Châu đã triển khai thực hiện hiệu quả trong việc bảo tồn di sản văn hóa chính là gắn kết di sản với phát triển kinh tế du lịch và khai thác bền vững các giá trị di sản bằng cách dựa vào cộng đồng. Bởi trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chúng ta phải biết cách biến di sản thành tài sản, biến tài nguyên thành tài chính, biến văn hóa thành hàng hóa, biến môi trường thành thị trường.

Xem thêm