Thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025: Thống nhất để lan tỏa
05/05/2022 | 9:39
Đến năm 2025 đạt 70% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; Tập trung tuyên truyền vào các dịp: Ngày Quốc tế Hạnh phúc, Ngày Gia đình Việt Nam, Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới…

Lễ phát động triển khai thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình của tỉnh Thái Bình Ảnh: NGUYỄN SƠN
Đó là những nội dung quan trọng của Quyết định số 979/QĐ-BVHTTDL do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025.
Lồng ghép trong các hoạt động
Kế hoạch nêu rõ, cần xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2025 đạt 70% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; Xác định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025; Góp phần thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.
Yêu cầu của Kế hoạch đó là cần bảo đảm sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan trong việc triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025. Các hoạt động được tổ chức với hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo được sự lan tỏa, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của đông đảo gia đình, cộng đồng, xã hội. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Trong Kế hoạch cũng nêu ra những nội dung cụ thể như xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn kỹ năng triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trong chương trình tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình. Vụ Pháp chế nghiên cứu hướng dẫn lồng ghép nội dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trong các hoạt động tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước tại các địa phương. Vụ Văn hóa dân tộc tham mưu, triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL và UBDT, lồng ghép hoạt động triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, xây dựng gia đình dân tộc thiểu số nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại các địa phương. Cục Văn hóa cơ sở lồng ghép nội dung triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trong chỉ đạo, hướng dẫn địa phương xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Các đơn vị có liên quan căn cứ
chức năng, nhiệm vụ chủ động lồng ghép nội dung triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào hoạt động nghiệp vụ của đơn vị. Các địa phương ban hành văn bản triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình phù hợp với tình hình thực tế; hướng dẫn nghiệp vụ triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại địa phương. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, cổ động trực quan, không gian mạng, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, thông qua các cuộc thi, hội thi, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ và các hình thức mới thu hút sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân, các gia đình, thành viên trong gia đình. Tập trung tuyên truyền vào các dịp kỷ niệm: Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20.3); Ngày Gia đình Việt Nam (28.6); Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6); Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (tháng 11).
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
Đặc biệt, Kế hoạch tập trung vào nội dung truyền thông cho Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Theo đó, Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng tài liệu truyền thông và tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội dung và tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác phù hợp. Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với các cơ quan truyền thông lồng ghép nội dung tuyên truyền triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch”; Đề án truyền thông về phát triển Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Công đoàn Bộ, Đoàn Thanh niên Bộ tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, công nhân viên chức, người lao động tích cực thực hiện tiêu chí ứng xử trong gia đình, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Báo Văn Hóa, Trung tâm Công nghệ thông tin và các cơ quan báo chí của ngành tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung và tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình thông qua các bài viết chuyên đề, phóng sự, bản tin phù hợp; phản ánh kịp thời các tấm gương điển hình, các khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
Kế hoạch cũng hướng dẫn tổ chức phát động đăng ký và đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Vụ Gia đình xây dựng Bộ công cụ bao gồm các mẫu phiếu triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Các địa phương trực tiếp tổ chức và chỉ đạo cơ quan cấp huyện, cấp xã tổ chức việc đăng ký, đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Tổ chức biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, các gia đình tiêu biểu, gương điển hình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh, chị, em đoàn kết thương yêu nhau.
Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng tài liệu truyền thông và tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội dung và tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác phù hợp.
Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với các cơ quan truyền thông lồng ghép nội dung tuyên truyền triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch”; Đề án truyền thông về phát triển Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”… |
Theo baovanhoa.vn
Bài viết liên quan
Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2023
Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 874/QĐ-BVHTTDL về việc Ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Giáo dục con trẻ từ lời hát ru
“Tôi rất thích hát ru con, ru cháu; những lời ru của bà, của mẹ, của chị, kể cả của ông, của cha như dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giúp củng cố sợi dây liên kết vững bền giữa các thế hệ. Qua lời ru, đứa trẻ cảm nhận được sự quan tâm, bao bọc, chở che, nhờ đó nó sẽ lớn lên với một tâm hồn cao đẹp, hành vi văn hóa, ứng xử nhân văn… Tôi rất buồn là hiện nay, nhiều người mẹ trẻ lại không biết ru con, nhiều người không chịu mua những cuốn sách hay cho con mình đọc…”.
Gia đình là một thành tố bảo đảm cho sự gắn kết xã hội và phát triển bền vững của đất nước
Năm 2022, lĩnh vực Gia đình có rất nhiều điểm sáng, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo lĩnh vực này sẽ có chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, tạo ra nhiều “tế bào của xã hội” lành mạnh trong sự phát triển bền vững của đất nước.
Nâng cao “quyền năng” kinh tế cho phụ nữ DTTS
Hơn 2.600 phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số (DTTS) trong 1.550 hộ gia đình sống ở vùng sâu vùng xa thuộc 9 xã của huyện Tam Đường (Lai Châu) và Quang Bình (Hà Giang) được hưởng lợi từ dự án Nâng quyền kinh tế của phụ nữ DTTS tại Việt Nam (AWEEV). Dự án không chỉ giúp cải thiện kinh tế cho người dân mà còn nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình, xã hội.
Truyền thông góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Truyền thông vẫn được coi là giải pháp tập trung để chấm dứt tình trạng lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và mất cân bằng giới tính khi sinh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, công tác truyền thông cần đa dạng hình thức, mở rộng đối tượng và ứng dụng công nghệ để đạt hiệu quả.