Tạo sức lan tỏa sâu rộng trong tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

27/04/2019 | 6:46

Việc ban hành Hướng dẫn tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 50 năm Ngày mất của Người nhằm ôn lại, khẳng định ý nghĩa, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh trong bản Di chúc, nhất […]

Việc ban hành Hướng dẫn tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 50 năm Ngày mất của Người nhằm ôn lại, khẳng định ý nghĩa, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh trong bản Di chúc, nhất là về Đảng cầm quyền, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, chăm lo đời sống nhân dân và phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế.

 Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ra Hướng dẫn 90-HD/BTGTW tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019) và kỷ niệm 50 năm Ngày mất của Người (2/9/1969-2/9/2019).

Nội dung tuyên truyền phải gắn với biểu dương tập thể, cá nhân điển hìnhtrong thực hiện Di chúc và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Ảnh minh họa: Tường Vy)

Việc ban hành Hướng dẫn tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 50 năm Ngày mất của Người nhằm ôn lại, khẳng định giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc của Di chúc; thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh; đánh giá, tổng kết những thành tựu, bài học kinh nghiệm và biểu dương tập thể, cá nhân điển hình trong 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; qua đó góp phần khắc sâu và thực hiện có hiệu quả tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh thời đại, xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm góp phần củng cố và bồi đắp niềm tin của nhân dân với Đảng; cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đề ra, góp phần hoàn thành ước nguyện thiêng liêng, cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi xa.

Để đảm bảo được những mục đích, yêu cầu đặt ra, Ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ việc tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 50 năm Ngày mất của Người sẽ tập trung vào 5 nội dung cụ thể:

Một là, tuyên truyền nội dung Di chúc, khẳng định ý nghĩa, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh trong bản Di chúc, nhất là về Đảng cầm quyền, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, chăm lo đời sống nhân dân và phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế; đồng thời nêu bật tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trí tuệ và trách nhiệm vô cùng lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Tổ quốc và nhân dân.

Hai là, tôn vinh và tri ân sâu sắc công lao, cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; khẳng định cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam, soi đường dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và đất nước đi đến thắng lợi.

Ba là, tuyên truyền những thành tựu to lớn, bài học rút ra qua 50 năm thực hiện Di chúc, trong đó tập trung tuyên truyền thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và những thành tựu trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế mà Đảng và nhân dân ta đang tiến hành; làm rõ những kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và 3 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; khẳng định toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Di chúc thiêng liêng và con đường cách mạng mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Bốn là, tuyên truyền nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, đồng thời biểu dương tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Di chúc và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị; đề xuất nội dung và giải pháp mới, góp phần vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và phủ định ý nghĩa, giá trị lý luận, thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và Di chúc nói riêng.

Năm là, phản ánh không khí phấn khởi, tin tưởng, thi đua yêu nước và các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm sự kiện diễn ra ở các cấp, ngành, đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở; chú trọng tới các hoạt động lớn, trọng tâm, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Tổ quốc và những nơi có Khu Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu, việc tổ chức các hoạt động phải bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả với nhiều nội dung và hình thức mới, có sức lan tỏa sâu rộng, gắn với tuyên truyền, kỷ niệm 74 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các ngày lễ, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng khác của đất nước, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương; góp phần tạo nên không khí phấn khởi thi đua và sự chuyển biến tích cực, rõ nét trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của các cấp, ngành, đoàn thể từ Trung ương tới địa phương, cơ sở.

Về tổ chức thực hiện, Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền, kỷ niệm; xây dựng và ban hành, hướng dẫn và đề cương tuyên truyền; phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm theo nội dung cụ thể trong Hướng dẫn; Tham mưu giúp Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc 50 năm thực hiện Di chúc và sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại điểm cầu Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước; Biên tập, đưa nội dung tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 50 năm Ngày mất của Người vào nội dung thông tin sinh hoạt chi bộ; Tham mưu giúp Ban Bí thư chỉ đạo, theo dõi và kiểm tra việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm ở các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương…

Các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn và đảng ủy trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch tổ chức có hiệu quả các hoạt động trong Hướng dẫn; chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền về sự kiện trên báo chí, trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin, cổ động trực quan, thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và các ấn phẩm tuyên truyền; xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy đảng.

Thời gian tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm sự kiện từ tháng 5-10/2019, cao điểm trong quý III/2019.

Các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn và đảng ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, tổ chức đảng, đoàn thể trực thuộc triển khai thực hiện có hiệu quả đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, với chủ đề “50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Thành tựu và bài học kinh nghiệm”…

Các ban, bộ, ngành và đơn vị được giao chủ trì tổ chức các hoạt động chủ động, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt…/.

Theo Dangcongsan

Bài viết liên quan

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng trong việc định hướng, xây dựng chính sách bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Xem thêm

Tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số 

Văn hóa là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước hào hùng, hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh dân tộc Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Đóng góp một phần không nhỏ trong đó là những thành tựu do đồng bào các dân tộc thiểu số góp sức. Chính vì vậy những năm qua Lai Châu luôn đặc biệt quan tâm tới công tác tôn vinh cũng như phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Xem thêm

Xây dựng bản văn hóa gắn với quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch

Đó là cách làm không mới nhưng đã thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy, bản sắc văn hóa các dân tộc; đẩy lùi hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống cộng đồng, đồng thời hình thành nếp sống mới văn minh, lành mạnh, giầu bản sắc văn hóa để thu hút khách du lịch đến khám phá trải nghiệm mà Lai Châu đã làm được trong thời gian qua.

Xem thêm

Sức mạnh mềm văn hóa góp phần nâng cao vị thế đất nước

Phát huy “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam vừa là yêu cầu, vừa là giải pháp để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay, đồng thời góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Chắc chắn những giá trị vốn có ấy của dân tộc sẽ tiếp tục được giữ gìn, phát huy trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Xem thêm

Gắn kết di sản văn hóa với kinh tế du lịch

Một trong những giải pháp mà Lai Châu đã triển khai thực hiện hiệu quả trong việc bảo tồn di sản văn hóa chính là gắn kết di sản với phát triển kinh tế du lịch và khai thác bền vững các giá trị di sản bằng cách dựa vào cộng đồng. Bởi trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chúng ta phải biết cách biến di sản thành tài sản, biến tài nguyên thành tài chính, biến văn hóa thành hàng hóa, biến môi trường thành thị trường.

Xem thêm