Sẽ không có lễ kỷ niệm xa hoa, lãng phí

06/09/2018 | 8:48

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 Quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các Bộ, ngành, địa phương. Theo đó, nguyên tắc đầu tiên khi tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống là không xa hoa, phô trương, lãng […]

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 Quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các Bộ, ngành, địa phương. Theo đó, nguyên tắc đầu tiên khi tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống là không xa hoa, phô trương, lãng phí.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Ngọc Diệp/ Báo Dân trí

Đây là lần đầu tiên một Nghị định quy định cụ thể về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các Bộ, ngành, địa phương do Bộ VHTTDL soạn thảo được Chính phủ thông qua. Qua đó, Nghị định đã đưa ra những quy định về điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các Bộ, ngành, địa phương; quy định chi tiết về quy mô, nghi thức, quy trình, thành phần, số lượng khách mời, trang phục người tham dự… Nội dung đáng chú ý nhất của Nghị định là những quy định rõ ràng, những “điều cấm” liên quan đến những lễ kỷ niệm phô trương, lãng phí – vấn đề đã làm “nóng” dư luận trong thời gian qua.

Cụ thể, các nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm, ngày thành lập, ngày truyền thống bao gồm: Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức; Chỉ tổ chức lễ kỷ niệm, ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền; Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn, trường hợp Bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức lễ kỷ niệm; Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.

Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở – Bộ VHTTDL trên cả nước hiện có khoảng 200 ngày thành lập, ngày truyền thống của các Bộ, ngành và địa phương. Tuy nhiên trong thời gian qua vẫn chưa có văn bản có tính chất pháp lý quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục, quy trình, nghi thức, quy mô để tổ chức. Điều này đã gây nên nhiều lễ kỷ niệm được tổ chức với quy mô lớn, rườm rà về nghi thức nhưng thiếu sự trang trọng, số lượng khách mời quá đông gây lãng phí.

Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, việc tổ chức ngày thành lập, tái lập tỉnh được tổ chức với quy mô lớn, được tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình, bên cạnh đó là sự đầu tư chương trình nghệ thuật chào mừng hoành tráng với sự tham gia của hàng trăm diễn viên và hàng ngàn khách mời. Mặt khác, việc chiêu đãi, tặng quà trong các lễ kỷ niệm gây nên sự tốn kém, lãng phí. Gây “sửng sốt” dư luận thời gian qua không thể không nhắc đến sự “chơi sang” của một tỉnh khi đề nghị chi hơn 100 tỷ đồng cho các hoạt động kỷ niệm trong khi vẫn đang là một trong những tỉnh có nhiều huyện nghèo nhất nước.

Như vậy, việc ban hành Nghị định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các Bộ, ngành, địa phương đã đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay của xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người dân, tạo cơ sở pháp lý, đưa việc tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống ở các cấp theo hướng quy định cụ thể. Từ đó, Nghị định giúp khắc phục những hạn chế trong việc quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống trong thời gian qua, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay./.

Theo bvhttdl.gov.vn

Bài viết liên quan

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng trong việc định hướng, xây dựng chính sách bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Xem thêm

Tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số 

Văn hóa là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước hào hùng, hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh dân tộc Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Đóng góp một phần không nhỏ trong đó là những thành tựu do đồng bào các dân tộc thiểu số góp sức. Chính vì vậy những năm qua Lai Châu luôn đặc biệt quan tâm tới công tác tôn vinh cũng như phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Xem thêm

Xây dựng bản văn hóa gắn với quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch

Đó là cách làm không mới nhưng đã thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy, bản sắc văn hóa các dân tộc; đẩy lùi hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống cộng đồng, đồng thời hình thành nếp sống mới văn minh, lành mạnh, giầu bản sắc văn hóa để thu hút khách du lịch đến khám phá trải nghiệm mà Lai Châu đã làm được trong thời gian qua.

Xem thêm

Sức mạnh mềm văn hóa góp phần nâng cao vị thế đất nước

Phát huy “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam vừa là yêu cầu, vừa là giải pháp để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay, đồng thời góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Chắc chắn những giá trị vốn có ấy của dân tộc sẽ tiếp tục được giữ gìn, phát huy trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Xem thêm

Gắn kết di sản văn hóa với kinh tế du lịch

Một trong những giải pháp mà Lai Châu đã triển khai thực hiện hiệu quả trong việc bảo tồn di sản văn hóa chính là gắn kết di sản với phát triển kinh tế du lịch và khai thác bền vững các giá trị di sản bằng cách dựa vào cộng đồng. Bởi trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chúng ta phải biết cách biến di sản thành tài sản, biến tài nguyên thành tài chính, biến văn hóa thành hàng hóa, biến môi trường thành thị trường.

Xem thêm