Phát triển du lịch MICE xứng với tiềm năng: Cần tầm nhìn chiến lược và đầu tư bài bản

27/08/2021 | 9:51

Phát triển mạnh mẽ trên thế giới những năm gần đây, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm) đã trở thành phương thức hữu hiệu kết hợp giữa công vụ và sự hài lòng trong nhu cầu du lịch.

 Các đoàn du lịch MICE thường có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, sử dụng nhiều dịch vụ

Du lịch MICE cũng là một trong những cơ hội để các đối tác và các nhà đầu tư tiềm năng, khách hàng, nhà cung cấp phát triển kinh doanh, chia sẻ thông tin và công nghệ mới.

Nhiu tim năng phát trin

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 và Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định các sản phẩm du lịch chủ đạo gồm du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái và du lịch đô thị. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch MICE đã khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Hà Nội đã có kinh nghiệm tổ chức hàng loạt các sự kiện quốc tế lớn như: Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN, Hội nghị ASEM 5, Hội nghị APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều… và được đánh giá là thành phố hàng đầu Việt Nam cho phát triển du lịch MICE, thể thao. Đà Nẵng cũng là một trung tâm du lịch lớn của nước ta, thành phố này có sản phẩm du lịch hấp dẫn khách nghỉ dưỡng, nhiều yếu tố thuận lợi cho các đối tượng trung gian cung ứng sản phẩm du lịch. Chưa phát triển nổi trội ở mảng du lịch MICE nhưng nếu biết cách khai thác, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát huy được những tài nguyên du lịch của mình. Trong đó, Cần Thơ đã sớm định vị sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch MICE, ẩm thực, văn hóa – lịch sử. Kiên Giang xây dựng sản phẩm đặc thù gồm: Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp; du lịch hội nghị cao cấp; tham quan công viên động vật hoang dã…

Du lịch MICE là loại hình có thể thu hút được lượng khách lớn, có khả năng chi tiêu cao, cũng như lưu trú dài. Đây là lợi thế để các địa phương tận dụng khai thác, phát triển thị trường du lịch. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho biết: “Doanh thu từ loại hình du lịch MICE mang lại giá trị cao gấp 6 lần doanh thu từ các loại hình du lịch khác, khách tham gia du lịch MICE thường có thời gian lưu trú dài gấp 3 – 4 lần khách du lịch bình thường và chi phí ở mức cao”.

Loại hình du lịch MICE có thể phát huy thế mạnh tài nguyên du lịch, thu hút được cả thị trường khách du lịch quốc tế và trong nước, nâng cao sự hấp dẫn, khẳng định thương hiệu và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, loại hình du lịch MICE với đặc thù phục vụ đoàn khách đông, đòi hỏi dịch vụ cao, nên không phải địa phương, cơ sở lưu trú nào cũng có thể đáp ứng được. Theo các chuyên gia du lịch, để phát triển loại hình du lịch này, các địa phương và đơn vị kinh doanh du lịch cần phải có tầm nhìn chiến lược, đầu tư bài bản cơ sở vật chất, hạ tầng, nâng cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp hơn.

“Muốn phát triển du lịch MICE một cách bài bản, đặc biệt là khi Việt Nam mở cửa thị trường khách quốc tế khi điều kiện cho phép, các địa phương không chỉ có những khu nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú hiện đại, sang trọng, mà cần đào tạo đội ngũ nhân sự có khả năng tổ chức sự kiện một cách chuyên nghiệp”, ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist nói.

Giúp nâng cao năng lc cnh tranh ca du lch Vit Nam

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được xây dựng trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, mục tiêu đến năm 2025 cơ bản vẫn có ý nghĩa, đặc biệt đối với chỉ tiêu “Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm 3 quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững”.

Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Trong đó, năm 2019 du lịch Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ khoảng 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 720.000 tỉ đồng, đóng góp của ngành Du lịch vào GDP đạt khoảng 9,2%. Những thành công của ngành Du lịch đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế, và thúc đẩy phát triển du lịch MICE và các sự kiện văn hóa, thể thao… Việt Nam liên tục nhận được nhiều giải thưởng, danh hiệu tầm cỡ khu vực và thế giới như: “Điểm đến hàng đầu châu Á” (năm 2018 và 2019); “Điểm đến Golf tốt nhất châu Á” (năm 2017, 2018, 2019); “Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á” (năm 2020) “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á” (năm 2019, 2020); “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” (năm 2019, 2020); “Điểm đến Golf tốt nhất thế giới” (năm 2019).

Năm 2020, ngành Du lịch xác định ưu tiên hoạt động phát triển lĩnh vực kinh doanh du lịch MICE tại các cơ sở lưu trú du lịch. Cụ thể, tiếp tục triển khai xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia về du lịch MICE – Yêu cầu về địa điểm tổ chức đối với khách sạn (TCDL, 2020). Theo đó, Tiêu chuẩn MICE đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trong năm 2020.

Tuy nhiên, qua xem xét bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của WEF trong 5 năm trở lại đây (2 kỳ báo cáo năm 2017 và 2019), một số chỉ số bổ trợ cho du lịch có xu hướng giảm sút. Đối với việc phát triển du lịch MICE, xu hướng này được xem là một hạn chế. 

Nguồn: baovanhoa.vn

http://baovanhoa.vn/du-lich/artmid/416/articleid/44558/phat-trien-du-lich160mice-xung-voi-tiem-nang160can-tam-nhin-chien-luoc-va-dau-tu-bai-ban

Bài viết liên quan

Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

Vào hồi 17h40 ngày 16/9/2023 giờ địa phương (tức 21h40 ngày 16/9/2023 giờ Việt Nam) tại Thủ đô Riyadh, nước Cộng hoà Ả rập Xê út, Uỷ ban Di sản Thế giới UNESCO đã chính thức gõ búa công nhận Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Xem thêm

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Du lịch là cầu nối gắn kết giữa truyền thống với hiện đại, giữa các dân tộc, các nền văn hóa

Theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng, du lịch phát triển góp phần tạo nguồn thu cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, ngược lại các di sản văn hoá, tài nguyên văn hoá được bảo tồn sẽ tạo nên nét riêng có, hấp dẫn du khách của mỗi quốc gia.

Xem thêm

Đưa du lịch trở thành một mũi nhọn trong phát triển công nghiệp văn hóa

Chiều 16/4, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2023 đã chính thức bế mạc sau 4 ngày diễn ra (từ ngày 13/4-16/4/2023) với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn.

Xem thêm

Đưa du lịch trở thành một bộ phận quan trọng của nền công nghiệp văn hóa

Với chủ đề “Du lịch Văn hóa”, Ban tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2023 kỳ vọng sự kiện sẽ góp phần đưa du lịch trở thành một bộ phận quan trọng của nền công nghiệp văn hóa, đồng thời đưa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại của Việt Nam ra thế giới.

Xem thêm

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023: Không chỉ phát triển du lịch đơn thuần mà xa hơn là phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững

Tối 25/3, Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận-Hội tụ xanh” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc.

Xem thêm