Luật Sở Hữu Trí Tuệ – Nguyễn Mạnh Bách
11/09/2015 | 13:17
Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp thường được gọi chung là quyền sở hữu trí tuệ, quyền này có các đặc tính khác với quyền sở hữu các tài sản khác. Quyền sở hữu bao gồm quyền sử dụng, quyền hưởng dụng và quyền định đoạt đối với một tài sản; các […]
Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp thường được gọi chung là quyền sở hữu trí tuệ, quyền này có các đặc tính khác với quyền sở hữu các tài sản khác. Quyền sở hữu bao gồm quyền sử dụng, quyền hưởng dụng và quyền định đoạt đối với một tài sản; các quyền lợi này gọi là các quyền lợi đối với vật vì được hành xử trên các vật hữu hình. Nhưng bên cạnh các quyền lợi đối vật và các quyền lợi đối nhân còn có một quyền lợi thứ ba gọi là các quyền lợi tinh thần: quyền được bảo vệ danh dự, quyền đối với bí mật đời tư, quyền được xác định tử hệ… Các quyền lợi này có tính cách phi tài sản, không thể trị giá bằng tiền bạc. Quyền sở hữu trí tuệ có tính cách đặc biệt: nó vừa là một quyền lợi về tài sản, vừa là phi tài sản, tác giả một tác phẩm văn chương nghệ thuật, chủ sở hữu một bằng sáng chế, có quyền chuyện nhương tác phẩm, hay bằng sáng chế của mình để hưởng một khoản thù lao, đồng thời có thể bảo vệ tác phẩm, sự sáng chế của mình chống lại mọi sự sửa đổi chỉ triách quá đáng.
Khi nói đến quyền sở hữu người ta thường nghĩ đến các quyền lợi tài sản của chủ sở hữu, cho nền quyền sở hữu văn chương nghệ thuật và quyền sở hữu công nghiệp là các quyền sở hữu đặc biệt trong đó các quyền lợi phi tài sản có tính cách trội yếu: khả năng lao động của con người.
Quyền sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được quy định trong BLDS Việt
Luật Sở hữu trí tuệ được chi tiết hoá và hướng dẫn thi hành bởi các văn bản sau đây:
– Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21-9-2006 về quyền tác giả.
– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 về quyền sở hữu công nghiệp.
– Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Nội dung cuốn sách gồm 2 chương:
– Chương 1: Quyền tác giả.
– Chương 2: Quyền sở hữu công nghiệp.
Bài viết liên quan
Hanoi, adieu Những kỷ niệm vui buồn về xứ Đông Dương thuộc Pháp
Hanoi, adieu là một chuyến du hành xúc động xuyên qua những năm tháng náo động cuối cùng của xứ Đông Dương thuộc địa, viết về gia đình, tình yêu và sự trưởng thành – một quãng đời cảm động của một thân phận bị mắc kẹt giữa những sự kiện lịch sử. Nếu có lúc bạn tự hỏi chiến tranh tại Việt Nam đã xảy ra như thế nào, thì cuốn sách này sẽ khiến bạn thấy hấp dẫn.
Lão Tử Đạo Đức Kinh
Lão Tử là người huyện Khổ, nước Sở, sống trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tương truyền ông là người viết bộ sách Đạo Đức Kinh, chủ yếu bàn về Đạo học và cách sống để hòa hợp với Đạo.
Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập và giảng dạy ở các trường học, cuốn sách được Nhà xuất bản chính trị quốc gia phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tái bản.
Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại
Cuốn sách này là một tập hợp những câu hỏi và trả lời. Những câu hỏi này được đặt ra cho tác giả, một chuyên gia về lịch sử tư tưởng phương Tây, từ những độc giả thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội Mỹ muốn tìm hiểu về đủ loại vấn đề.
Sổ tay du lịch thế giới dành cho doanh nhân
Tất cả những vấn đề liên quan đến du lịch thương mại trên 150 thành phố và 80 quốc gia đều được mô tả từng chi tiết trong quyển “Sổ Tay Du Lịch Thế Giới Dành Cho Doanh Nhân” này.