GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP

01/07/2020 | 1:40

Gia đình chính là tế bào, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Văn hóa gia đình đóng vai trò quyết định trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

Hơn bao giờ hết, vấn đề gia đình luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Gia đình rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Gia đình chính là tế bào, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Văn hóa gia đình đóng vai trò quyết định trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình’

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Bác, Đảng ta ngay từ khi ra đời đã luôn coi trọng vị trí gia đình, xem gia đình là vai trò quyết định đến sự tồn vong của quốc gia. Văn kiện Đại hội VII nhấn mạnh: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”. Ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đồng thời, xác định tầm quan trọng của gia đình đối sự phát triển đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. Nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp gia đình Việt Nam. Ngày 04/5/2001, Thủ tướng Chính phủ  ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg, chọn ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội đến việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Ngày Gia đình Việt Nam là dấu ấn quan trọng, là mốc thời gian hàng năm để những con người đất Việt hướng về cội nguồn, về người thân, nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị truyền thống văn hoá cao quý.

Văn kiện Đại hội VI của Đảng khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình. Nâng cao trình độ tự giác xây dựng những quan hệ tình cảm, đạo đức trong từng gia đình, bảo đảm sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ chức tốt cuộc sống vật chất, văn hóa của gia đình”.

Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước phong trào  “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các tỉnh thành đã có những chuyển biến tích cực. Tổng hợp báo cáo của của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, với số liệu tổng hợp từ 58/63 tỉnh, thành phố, đến năm 2017 cả nước hiện nay có hơn 24 triệu hộ; 19,7 triệu hộ đăng ký gia đình văn hóa; 17,8 triệu hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 80.849 làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố đăng ký đạt chuẩn văn hóa; 57.727 làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố đã được công nhận, bằng 71,40%. Công tác chỉ đạo xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa được quan tâm thực hiện, nhằm mục tiêu xây dựng con người văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa. 68.269 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký đạt chuẩn văn hóa; 57.800 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã được công nhận (84,67%).

Cùng với đó, các thiết chế văn hóa đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm trong bố trí quy hoạch sử dụng quỹ đất, nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết chế văn hóa bảo đảm nhu cầu sinh hoạt về văn hóa, thể thao của nhân dân. Toàn quốc hiện có 69 thiết chế văn hóa cấp tỉnh (trung tâm văn hóa, nhà triển lãm…); 613/713 quận, huyện có trung tâm văn hóa – thể thao hoặc nhà văn hóa huyện, đạt khoảng 86%. Cả nước có 5.996/10.230 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa, thể thao (đạt 58,5%); 66.513/109.727 thôn, buôn, bản có nhà văn hóa, đạt 60,6%…

Về cơ Bản gia đình Việt nam đã duy trì được nền tảng vững chắc. Nhiều giá trị tốt đẹp được phát huy, nhiều tập tục lạc hậu được loại bỏ, làm cho gia đình vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc, vừa tiếp thụ những tinh hoa thời đại, góp phần thiết thực vào việc đổi mới bộ mặt đất nước.

Bên cạnh mặt tích cực, dư luận đã báo động về sự lung lay của nền tảng gia đình trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, những tác động tích cực, ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, báo chí, Internet…, luôn đặt ra những thách thức mới, ảnh hưởng không ít đến nền tảng gia đình Việt Nam truyền thống. Những năm gần đây, đạo đức xã hội bị xuống cấp, lối sống chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, không tôn trọng tự do hạnh phúc người khác, lấy đồng tiền đặt trên mọi giá trị, bất chấp tình nghĩa, đạo đức và nhân cách, bất chấp thuần phong mỹ tục miễn là có lợi cho bản thân. Nhiều người trong lớp trẻ chạy theo lối sống thực dụng ích kỷ, không coi trọng gia đình, không thích sống trong một gia đình có nhiều thế hệ; bữa cơm gia đình không còn được chú trọng, bạo lực gia đình diễn ra thường xuyên, số trẻ em hư, những vụ cướp giật xảy ra trên đường phố, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng..

Trước tình hình đó, chúng ta cần phải có những giải pháp khắc phục kịp thời, trước tiên phải xây dựng chuẩn mực mới về văn hóa gia đình, đó là điều kiện tiên quyết trong việc hình thành nhân cách, điều hành hành vi và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và xã hội. Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình bằng nhiều hình thức: tuyên truyền trực tiếp; qua các phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục; thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa quần chúng khác…

Hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư cho đến xây dựng gia đình với nội dung: Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo. Một số tổ chức  xã hội có phong trào gia đình hoà thuận, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, gia đình hiếu học…do Đảng, nhà nước và mặt trận tổ quốc Việt nam phát động. Nhân rộng và phổ biến các hoạt động thiết thực này cho toàn xã hội, kết hợp hài hoà các môi trường giáo dục: giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt  phải hết sức coi trọng sự giáo dục từ trong mỗi gia đình. Thực tế cho thấy, vì phải chạy đua với cuộc sống nhiều gia đình vô tình đánh mất đi bữa cơm gia đình hoặc trong bữa cơm lại không đầy đủ các thành viên, điều nầy phần nào làm mất đi giá trị truyền thống. Chính vì vậy nên mỗi gia đình dù bận bịu đến đâu cũng phải cố gắng tạo cho bữa cơm gia đình ấm cúng, vui vẻ, bởi không có gì quý giá và hạnh phúc hơn khi sau một ngày làm việc vất vả, cả nhà được quây quần bên bữa cơm. Một học giả phương tây từng nói “Gia đình hòa thuận là nơi ẩn náu trong bão táp, trái lại bất hòa thuận là nơi ẩn náu của bão táp”..

Khơi dậy lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua khó khăn, thử thách đã được gia đình truyền thống Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Xây dựng gia đình văn hóa là phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đồng thời tiếp thu, bổ sung những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.

Sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường với xã hội trong giáo dục đạo Hiếu cho thế hệ trẻ hôm nay, từ những lời dạy bảo yêu thương: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”,cho đến những bài học làm người và cách ứng xử: “kính trên, nhường dưới”, “chị ngã, em nâng”, “môi hở, răng lạnh”, “lá lành đùm lá rách”, “bầu ơi thương lấy bí cùng “phải được thực hiện thường xuyên, đồng bộ, có kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. Các biện pháp giáo dục đạo Hiếu cũng phải phong phú, đa dạng, phù hợp với các đối tượng, có hiệu quả đối với thế hệ trẻ chính là thiết thực góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đạo đức gia đình truyền thống trong tiến trình hội nhập và phát triển bền vững của đất nước ta hiện nay.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá gia đình Việt Nam”  là thông điệp muốn gửi đến các gia đình Việt Nam: Hãy trân trọng và giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta để lại – đó chính là ngọn lửa để duy trì hạnh phúc.

Phạm Anh Minh

Trung tâm VHTT Nghệ An

Bài viết liên quan

Hội nghị cán bộ văn hóa toàn quốc năm 2023

Sáng 28/8, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc 2023. Đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945-28/8/2023).

Xem thêm

Đoàn đại biểu Bộ VHTTDL viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo công dâng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023) và kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa (28/8/1945 – 28/8/2023), sáng 28/8/2023 đoàn đại biểu Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo công dâng Bác.

Xem thêm

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Đưa “ánh sáng” của Văn hóa đến gần hơn nữa vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo

Chiều ngày 9/8, tại Hà Nội, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng và Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã đồng chủ trì Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2017-2022 và ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2023-2028 giữa Bộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Cùng dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy; Thiếu tướng Lê Văn Phúc – Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Xem thêm

Các đơn vị cần khẩn trương, nỗ lực cao nhất chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa và hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam

Chiều 8/8, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì cuộc họp giao ban công tác VHTTDL tháng 7/2023 và Nghe báo cáo về công tác chuẩn bị nội dung tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa (28/8/1945 – 28/8/2023) và hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023).

Xem thêm

Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2023

Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 874/QĐ-BVHTTDL về việc Ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Xem thêm