Gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc
15/08/2022 | 10:53
Đó là một trong những chủ đề, khẩu hiệu truyền thông về công tác gia đình được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện hiệu quả thời gian qua gắn với ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, tháng 6 “Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình”, đặc biệt là ngày gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm. Nhờ đó không những các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội dần được đầy lùi mà các giá trị văn hóa tốt đẹp của 20 dân tộc trong tỉnh ngày càng được quan tâm bảo tồn phát huy.
Chúng tôi đến Tổ dân phố 5 thị trấn Tân Uyên (Tân Uyên) khi các thành viên trong Câu lạc bộ CLB “Gia đình hạnh phúc” đang giao lưu sinh hoạt đầu giờ với những bài thơ tự sáng tác, bài hát, điệu múa do chính các thành viên dàn dựng, biểu diễn. “Mỗi buổi sinh hoạt chúng tôi lại chọn từng chuyên đề khác nhau như: kỹ năng giữ lửa hạnh phúc gia đình; kỹ năng nuôi dạy con; kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình; kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc… hiện tại Câu lạc bộ có 33 đôi vợ chồng cùng tham gia sinh hoạt với tổng số 66 thành viên. Chính vì vậy, những năm qua, nhiều gia đình có hai con gái cũng rất tích cực tham gia sinh hoạt và quyết tâm dừng lại ở hai con để tập trung phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con cho tốt”, bà Bùi Thị Hòa, Trưởng ban Công tác mặt trận, Chủ nhiệm CLB chia sẻ.
Việc truyền dậy nghề làm đàn tính được người Thái ở bản Vàng Pheo xã Mường So (Phong Thổ) duy trì cho đến ngày nay.
Đó chỉ là một trong những nội dung được triển khai hiệu quả về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Lai Châu thời gian qua. Và để có được những kết quả cụ thể đó các cấp các ngành từ tỉnh đến cơ sở đã huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều giải pháp khác nhau. “Đặc biệt vào tháng 6 “Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình”, hay ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm thì trên phạm vi toàn tỉnh có rất nhiều hoạt động được tổ chức như: giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao; lồng ghép vào buổi sinh hoạt của các chi bộ, tổ chức đoàn thể cơ sở; tọa đàm gặp mặt các gia đình hạnh phúc tiêu biểu; tuyên truyền lưu động, băng rôn, khẩu hiệu, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng, như: Báo Lai Châu, Đài Phát thanh Truyền hình… thông qua những hoạt động cụ thể này nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của gia đình ngày càng được nâng cao”, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Mạnh Hùng cho biết.
Thành viên CLB Gia đình phát triển bền vững Bản Mé Gióng xã Ka Lăng biểu diễn giao lưu văn nghệ tại xã
Cùng với những việc làm trên thì song song với tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chiến lược quan trọng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 về công tác Gia đình như: “Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trên đại bàn tỉnh… thì hàng năm Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố triển khai, thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực công tác gia đình nói chung và phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng theo từng năm, đồng thời xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động, cụ thể như: các hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình; xây dựng địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về công tác phòng, chống bạo lực gia đình… “Nhờ được tham gia Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững của bản với nhiều nội dung chuyên đề sinh hoạt khác nhau nên tình trạng bạo lực gia đình của bản hiện nay gần như không còn xẩy ra, bản sắc văn hóa của người Hà Nhì nơi biên giới này được cả cộng đồng quan tâm gìn giữ thông qua sinh hoạt Đội văn nghệ; lễ, tết hàng năm; thêu, may trang phục. Đặc biệt là Tết mùa mưa “Zé khù chà” với những món ẩm thực, trò chơi dân gian, các bài hát điệu múa… đã thu hút mọi gia đình, cộng đồng cùng tham gia, nhờ đó bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Hà Nhì được bảo tồn gìn giữ cho đến ngày nay”, Trưởng bản kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững bản Mé Gióng xã Ka Lăng (Mường Tè) Chu Lù Ky chia sẻ.
Đến nay toàn tỉnh có 431 Nhóm phòng chống bạo lực gia đình, có 401 địa chỉ tin cậy, 431 Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, với tổng số trên 6.800 thành viên tham gia sinh hoạt với nhiều nội dung khác nhau như: kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình; kỹ năng phát triển kinh tế gia đình; phương pháp nuôi dạy con… chính những nội dung sinh hoạt đơn giản, ngắn gọn, cụ thể ấy đã góp phần làm giảm tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh từ 10% năm 2012, và đến nay chỉ còn khoảng 5%. “Hiện tại CLB của chúng tôi có quỹ trên 10 triệu để cho thành viên có hoàn cảnh khó khăn vay không lãi, đồng thời hàng năm CLB còn trích quỹ để khen thưởng động viên cho hội viên tiêu biểu. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 này CLB chúng tôi đã tổ chức sinh hoạt và tặng quà động viên các cháu học sinh có thành tích xuất sắc năm học 2021 – 2022”, bà Bùi Thị Hòa Chủ nhiệm CLB “Gia đình hạnh phúc” Tổ dân phố 5 thị trấn Tân Uyên chia sẻ thêm.
Bên cạnh đó nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác gia đình với phong trào xây dựng gia đình văn hoá nên gia đình đồng bào các dân tộc Lai Châu như: Mông, Dao, Thái… đã tích cực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dòng họ, tộc người cũng như việc xây dựng tình làng nghĩa xóm đoàn kết, thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thường xuyên quan tâm chú trọng truyền dậy cho thế hệ sau bản sắc văn hóa của dân tộc mình thông qua những bài hát, điệu múa; kỹ năng chế tác nhạc cụ, thêu may trang phục dân tộc…
Trước giờ sinh hoạt các thành viên CLB Gia đình phát triển bền vững
Bản Mé Gióng xã Ka Lăng tranh thủ cùng thêu may trang phục.
Tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 17.301 gia đình thể thao; 86.407/101.537 gia đình văn hóa, đạt 85,1%… nhưng quan trọng hơn cả là chủ đề, khẩu hiệu truyền thông “Gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc” đã thực sự đi vào cuộc sống và trở thành sợi dây gắn kết mỗi tổ ấm gia đình đồng bào các dân tộc nơi biên giới Lai Châu trong thời kỳ hội nhập.
Bài, ảnh: Nhật Minh
Bài viết liên quan
Bế giảng lớp bồi dưỡng kỹ năng phát triển và quản lý kinh tế đêm tại tỉnh Bình Thuận
Sau thời gian nghiên cứu, học tập và thực hiện nghiêm túc các nội dung, chương trình theo kế hoạch đề ra, ngày 27/9/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Bình Thuận tổ chức Lễ Bế giảng lớp “Bồi dưỡng kỹ năng phát triển và quản lý kinh tế đêm tại tỉnh Bình Thuận”.
Khai giảng các lớp Bồi dưỡng tháng 9 năm 2023
Ngày 20/9/2023, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Bồi dưỡng tháng 9 năm 2023 gồm: Lớp Bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên, và tương đương – lớp DN9, lớp Bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương – lớp DN4, VN2 và Lớp bồi dưỡng đối với Lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương – lớp DN6, theo hình thức trực tuyến.
Sinh hoạt chuyên đề liên Chi bộ quý III/2023
Sáng ngày 18/9/2023, Đảng bộ Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức Sinh hoạt liên Chi bộ quý III/2023, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Quang Hùng – Ủy viên BCH Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng Nhà trường.
Khai giảng lớp Bồi dưỡng đối với Lãnh đạo, quản lý cấp khoa, phòng và tương đương
Ngày 15/9/2023, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với Trường Đại học Mỏ địa chất tổ chức Lễ Khai giảng Lớp bồi dưỡng đối với Lãnh đạo, quản lý cấp khoa, phòng và tương đương năm 2023.
Lễ Khai giảng Lớp Bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương khóa 18 – năm 2023
Sáng ngày 15/9/2023, tại Hà Nội, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức lễ Khai giảng lớp Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương khóa 18 năm 2023.